33. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TỔN THƯƠNG TỦY SỐNG CÓ BÀNG QUANG THẦN KINH.

Phạm Thành Đông1, Nguyễn Khắc Hoàng2, Nguyễn Thị Thanh Lương3, Nguyễn Khánh Huyền
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
3 Nghiêm

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả hoạt động chăm sóc của người bệnh có bàng quang thần kinh do tổn thương tủy sống tại trung tâm Phục hồi chức năng, bệnh viện Bạch Mai năm 2022
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu tại 4 thời điểm (tuần 1, tuần 2, tuần 3, tuần 4) của người bệnh trong tiêu chuẩn lựa chọn với bộ câu hỏi phỏng vấn người bệnh đánh giá hoạt động chăm sóc qua 9 tiêu chí: chăm sóc da, chăm sóc ăn uống, chăm sóc theo dõi đường tiểu, chăm sóc hô hấp, chăm sóc đường ruột, chăm sóc phòng ngừa tắc mạch, chăm sóc tư thế đúng, phục hồi vận động cho NB sau phẫu thuật, chăm sóc tư vấn cho người bệnh. Phân tích số liệu trên SPSS 16.0 với bảng biểu mô tả tần số và tỷ lệ.
Kết quả: Kết quả hoạt động chăm sóc đường niệu bao gồm: vệ sinh ≤ 1 lần/ngày chiếm 21,8%, phục hồi chức năng đường niệu > 1 lần/ngày chiếm 98,5%; các hoạt động về chăm sóc ăn uống, chăm sóc hô hấp, chăm sóc đường ruột, chăm sóc da, chăm sóc phòng ngừa tắc mạch, chăm sóc tư thế đúng và tập luyện vận động ở 4 thời điểm không có sự thay đổi lần lượt là: 86,5%, 87,3%, 96,1%, 98,5%, 99,3%, 100%, 100%; hoạt động chăm sóc tư vấn giáo dục sức khỏe dao động từ 97,7 đến 98,5%. Có 82% người bệnh có kết quả chăm sóc tốt; 18% kết quả chăm sóc chưa tốt.
Kết luận: Kết quả hoạt động chăm sóc dao động từ 82,4% đến 100%; kết quả chăm sóc tốt chiếm 82%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Thu Hà, Kết quả chăm sóc, điều trị người bệnh hôn mê nhiễm khuẩn tiết niệu mắc phải và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. Luận văn thạc sỹ Điều dưỡng, 2022.
[2] Cao Minh Châu, Chăm sóc điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người bệnh tổn thương tủy sống. Nhà xuất bản Giáo dục, 2009, tr. 407-436.
[3] Nguyễn Thị Hải Hà, Bước đầu đánh giá hiệu quả phục hồi chức năng di chuyển ở người bệnh liệt tủy so chấn thương tủy sống. Khóa luận tốt nghiệp bác sỹ Y khoa, trường Đại học Y Hà Nội, 2007.
[4] Lai EC, Kao Yang YH, Kuo HC, Complication rate of neurogenic lower urinary tract dysfunction after spinal cord injury in Taiwan. Int Urol Nephro. 2014 Jun;46(6):1063-71. doi: 10.1007/ s11255-013-0625-6. Epub 2013 Dec 18. PMID: 24346963.
[5] Tan JC, Practical Manual of Physical Medicine and Rehabilitation: Diagnostics, Therapeutics, and Basic Problems. pp.1-830, Mosby Publisher, 1998.