26. BÁO CÁO CA LÂM SÀNG TỬ CUNG MỘT SỪNG VÀ MỘT SỪNG THÔ SƠ TẮC NGHẼN: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP HIẾM GẶP VÀ ĐIỂM QUA Y VĂN

Trần Thị Như Quỳnh1, Tạ Quốc Bản1
1 Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Phú Quốc

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dị tật ống Muller (Mullerian duct anomalies - MDA) là một khiếm khuyết bẩm sinh hiếm gặp ở đường sinh dục nữ. MDA được ước tính xảy ra ở 1-5% tổng số phụ nữ. Tỷ lệ này ở phụ nữ sảy thai cao hơn nhiều lần (3-15%) [1]. Theo phân loại của Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ 2021, tử cung một sừng và 1 sừng thô sơ tắc nghẽn là một phân nhóm trong 9 nhóm của MDA, với tỷ lệ mắc là 0,06%, là trường hợp hiếm gặp của dị tật ống Muller [3]. Chẩn đoán chính xác các dị tật ống Müllerian (MDA) vẫn là một thách thức lâm sàng [4]. Ca lâm sàng này được giới thiệu nhằm mục tiêu bàn luận lại cách quản lý và theo dõi bệnh.
Ca lâm sàng: Một phụ nữ 32 tuổi đến khám với tình trạng đau bụng dữ dội vùng chậu sau sẩy thai tự nhiên hai tuần trước. Khi còn là thiếu niên, cô đã bị đau bụng kinh và mức độ đau ngày càng tăng. Thăm khám phụ khoa, khối vùng chậu trái có kích thước 6 x 8 cm, cứng, bất động. MRI cho thấy bằng chứng tử cung một con ở hố chậu trái kèm theo ứ máu. Điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u là sừng tử cung thô sơ tắc nghẽn đã được thực hiện và cho kết quả tốt.
Kết luận: Dị tật ống Muller nói chung và dị tật tử cung một sừng và một sừng thô sơ tắc nghẽn nói riêng là 1 bất thường hiếm gặp. Việc lựa chọn phương án điều trị cần dựa vào mức độ nặng nề của các biến chứng cùng với sự trao đổi cặn kẽ với bệnh nhân và gia đình để cá thể hóa phác đồ cho từng trường hợp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] P Acién, Incidence of Müllerian defects in fertile and infertile women. Hum Reprod. 1997 Jul;12(7):1372-6. doi: 10.1093/oxfordjournals. humrep.a019588.
[2] TM Chandler , LS Machan, PL Cooperberg et al., Müllerian duct anomalies: from diagnosis to intervention, British Journal of Radiology, Volume 82, Issue 984, p. 1034:1042, 2009.
[3] C Simón, L Martinez, F Pardo et al., Müllerian defects in women with normal reproductive outcome, Fertility and Sterility®, p. 1192–1193, 1991;56.
[4] Nahum, Uterine anomalies. How common are they, and what is their distribution among subtypes?, The Journal of reproductive medicine, pp. 43(10):877-87, 1998.
[5] SM Pfeifer, M Attaran, J Goldstein, American Society for Reproductive Medicine (ASRM), 2021. [Online].
[6] F Raga 1, C Bauset, J Remohi et al., Reproductive impact of congenital Mullerian anomalies, Hum Reprod, pp. 2277: 2281-2312., 1997.
[7] Sujamol J, Neena D, Lalithambica K, Rudimentary horn pregnancy: a rare entity, Obstet Gynecol, pp. 131-132, 1963.
[8] Hê Thanh Nhã Yến, Dự phòng sinh non ở phụ nữ có bất thường tử cung bẩm sinh, Y học Sinh sản tập 48, pp. 27-32, 2018.
[9] Berek JS, Lippincott W, Wilkins, Pelvic Pain and Dysmenorrhea, Berek & Novak’s Gynecology, 2012, p. 470–504.
[10] H Hosseinirad, P Yadegari, FM Falahieh et al., The impact of congenital uterine abnormalities on pregnancy and fertility: a literature review, JBRA Assisted Reproduction;25(4), pp. 608-616, 2021.
[11] GG Nahum, Rudimentary uterine horn pregnancy. The 20th-century worldwide experience of 588 cases, J Reprod Med, vol. 47, no. 2, pp. 151-63, 2002.
[12] Rawan AAJ, Abeer IA, Unicornuate uterus with a functional noncommunicating horn in adolescent, British Medical Journal, vol. 14, no. 8, p. e242874, 2021.
[13]
MlA Hakeem, MM Siddiq, LA Nuaim et al., Unicornuate uterus with a non-communicating functioning rudimentary horn, associated with ipsilateral renal agenesis, The Annals of Saudi Medicine (ASM), p. 24(1): 48–49, 2004.