TỶ LỆ MẮC ÁM ẢNH SỢ XÃ HỘI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN KHUYẾN, TỈNH BÌNH PHƯỚC
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Ám ảnh sợ xã hội là một dạng rối loạn lo âu phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên với tỷ lệ mắc dao động
từ 9,1%- 44% giữa các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, nghiên cứu về rối loạn này còn khá hạn
chế. Việc mắc ám ảnh sợ xã hội gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống như học tập,
công việc, tăng nguy cơ trầm cảm, tự tử ở người trưởng thành. Tuy nhiên việc tìm kiếm điều trị, tỷ lệ
phục hồi còn khá thấp. Vì vậy việc sàng lọc sớm rối loạn này là cần thiết. Nghiên cứu tiến hành trên
430 học sinh tham gia nghiên cứu, tỷ lệ mắc ám ảnh sợ xã hội theo sàng lọc của thang đo LSAS là
42,3%. Trong đó phần lớn biểu hiện ở mức độ nhẹ và trung bình với tỷ lệ lần lượt là 35,7% và 37,4%.
Phân tích đa biến cho thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa ám ảnh sợ xã hội và các yếu tố
như: thiếu tự tin ngoại hình, nghề nghiệp của mẹ (p<0,05). Nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị
nhằm phát hiện sớm và đưa ra các giải pháp can thiệp kịp thời hướng đến chăm sóc sức khỏe toàn
diện cho học sinh
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ám ảnh sợ xã hội, học sinh, trung học phổ thông
Tài liệu tham khảo
2. Son BC, The situation and factors related to the phobia syndrome on students of Preventive Medicine at Hai Phong University of Medicine and Pharmay 2019, Graduate thesis of Preventive Medicine Doctor, 2019. (in Vietnamese)
3. American Psychiatric Association, Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM-V), 2014.
4. Jaafar YG, Shamsun NK, Razia AA, Social anxiety disorder in Saudi adolescent boys: Prevalence, subtypes, and parenting style as a risk factor, Journal of family & community medicine, 2016; 23(1): 25-31.
5. Xu JH, Shiguang N, Maosheng R, The Relationship between Parenting Styles and Adolescents' Social Anxiety in Migrant Families: A Study in Guangdong, China, Frontiers in psychology, 2017; 8: 626-626.
6. Mekuria K, Mulat H, Derajew H et al., High Magnitude of Social Anxiety Disorder in School Adolescents, Psychiatry journal, 2017; 5643136.
7. Van DE, Vermulst A, The bidirectional relationships between online victimization and psychosocial problems in adolescents: a comparison with real-life victimization, J Youth Adolesc, 2014; 43(5): 790-802.
8. Peng ZW, Lawrence TL, Jing J, Factors associated with social interaction anxiety among Chinese adolescents, East Asian Archives of Psychiatry, 2011; 21(4): 135.
9. Sandra MM, Manuel M, Ole M, Increased mortality among people with anxiety disorders: total population study, The British Journal of Psychiatry, 2016; 209(3): 216-221.