7. NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ ĐỢT CẤP NẶNG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI BÌNH ĐỊNH NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố nguy cơ của đợt cấp nặng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các yếu tố tương quan.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được thực hiện tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Bình Định từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Dữ liệu liên quan về lâm sàng và cận lâm sàng cho đợt cấp (tuổi, giới, tình trạng hút thuốc, BMI, thời gian mắc bệnh, tần số đợt cấp trong năm, bệnh kèm, mức độ nặng BPTNMT, thuốc điều trị BPTNMT, vaccine cúm hàng năm, tuân thủ việc xử dụng thuốc hít, bất thường x-quang phổi, số lượng bạch cầu, tỷ lệ Neutrophil/Lymphocyte, phản ứng C protein, cấy đàm) được so sánh giữa bệnh nhân đợt cấp BPTNMT nặng và bệnh nhân đợt cấp BPTNMT trung bình- nhẹ bằng phân tích hồi quy logistic.
Kết quả: Trong số 140 bệnh nhân đợt cấp BPTNMT, 112 (80%) có đợt cấp BPTNMT nặng. Có 11 yếu tố nguy cơ: BMI gầy (OR: 3,92 95% CI 1,59 – 9,66), hút thuốc > 20 gói- năm(OR 3,32 95% CI 1,35- 8,45), thời gian mắc bệnh trên 5 năm (OR 23,556 95% CI 7,75 – 71,6), tăng huyết áp (OR 2,75 95% CI 1,04 – 7,31), bệnh thận mạn (OR 9,88 95% CI 1,29 – 75,91), dùng dụng cụ hít không đúng cách (OR 3,50 95% CI1,68 – 9,23), Không tiêm phòng cúm (OR 5,47 95% CI2,6- 38,4), số lượng bạch cầu > 10 Giga/L (OR 9,40 95% CI 3,74 – 23,66), tỷ lệ bạch cầu trung tính/bạch cầu lympho > 4 (OR 2,58 95% CI 1,09 – 6,10), khí phế thũng (OR 4,09 95% CI 1,09- 6,10), cấy đàm dương tính (OR 11,77 95% CI 4,54 – 30,54). Có tương quan thuận giữa CRP và số lượng bạch cầu, CRP và tỷ lệ N/L.
Kết luận: Có 11 yếu tố nguy cơ đợt cấp nặng BPTNMT
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
Disease (GOLD 2020).
[2] Jiang J, Jhao J et al., Risk factors associated
with acute exacerbation of chronic obstructive
pulmonary disease: A retrospective analysis in
4624 patients, Biomedical Research, 2017, 28
(9): 3855-3859.
[3] Chaicharn P, Thatawan P, Chalerm L et al., Risk
Factors of Severe Acute Exacerbation of Chronic
Obstructive Pulmonary Disease Among Patients
Regularly Managed by Pulmonologists, J Med
Assoc Thai; 2017, 100 (2): 142-148.
[4] Mohapatra PR, Janmeja AK, Factors Associated
with Hospital Admission in Patients with Acute
Exacerbation of Chronic Obstructive Pulmonary
Disease, The Indian Journal of Chest Diseases &
Allied Sciences, 2010, Vol 52, 203-206.
[5] Songsong Y, Qiuhong F, Yinjuan L, Independent
factors associated with pneumonia among
hospitalized patients with acute exacerbations
of chronic obstructive pulmonary disease,
Medicine, 2018, 1-6.
[6] Jacques P, Jean-Michel C, Philippe D et al.,
High-risk patients following hospitalisation for an
acute exacerbation of COPD, Eur Respir J, 2013,
42: 946–955
[7] Miguel G, Xavier P, Silvia C et al, C-reactive
protein in outpatients with acute exacerbation of
COPD: its relationship with microbial etiology and
severity, International Journal of COPD: 11, 2016.
[8] Ahmet B, Munire G, Ozkan K et al., C-Reactive
Protein Levels in Patients with Chronic Obstructive
Pulmonary Disease: Role of Infection, Med Princ
Pract, 2008; 17:202–208.
[9] Yanyan L, Linlin X, Shuzhen X et al., Values of
procalcitonin and C-reactive proteins in the
diagnosis and treatment of chronic obstructive
pulmonary disease having concomitant bacterial
infection, Pak J Med Sci, 2017, Vol. 33 No 3.
[10] MiLacic N et al., Correlation of c-reactive protein
and copd severity, Acta Clin Croat, Vol. 55, No.1, 2016.