32. MỐI LIÊN QUAN GIỮA TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC LÁ CỦA NGƯỜI DÂN VỚI CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022

Trần Minh Hoàng1, Trương Thanh Yến Châu2, Nguyễn Bình Phương3
1 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Bình Dương
2 Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
3 Trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đề tài: Đánh giá trước can thiệp của chương trình can thiệp giảm tác hại của thuốc lá tại tỉnh Bình
Dương giai đoạn 2021-2025 bằng phân tích mối liên quan giữa tình trạng sử dụng thuốc lá của
người dân với các yếu tố xã hội tại tỉnh Bình Dương năm 2022.


Mục tiêu: Xác định mối liên quan giữa tình trạng sử dụng thuốc lá của người dân với các yếu tố xã hội.


Phương pháp: Thiết kế cắt ngang phân tích trên 2.400 mẫu chia đều cho nam và nữ giới, thành thị
và nông thôn với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống thu thập bằng bộ câu hỏi phỏng vấn
định lượng.


Kết quả: Tỷ lệ sử dụng thuốc lá ở Nam giới (29,8%) vượt trội so với nữ giới (0,8%), gấp hơn 47,3
lần (24,7-89,6; p < 0,001), nhóm 25-44 tuổi (16,35%) và 45-64 tuổi (19,5%) lần lượt cao gấp 4,3
lần (p < 0,01) và 5,2 lần (p < 0,01) nhóm từ 15-24 tuổi (4,19%); khác biệt không đáng kể (p > 0,05)
giữa thành thị (15,1%) và nông thôn (15,6%); khuynh hướng sử dụng ít dần khi học vấn cao lên,
đặc biệt là nhóm đại học; Người nội trợ, sinh viên, hưu trí có tỷ lệ sử dụng cao hơn nhân viên văn
phòng với p < 0,01, nghề tự do khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).


Kết luận: Tình trạng sử dụng thuốc lá ở Bình Dương thấp hơn so với toàn quốc và một số tỉnh,
thành phố lân cận, nhưng vẫn tập trung ở nam giới (29,8%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization, WHO global report
on trends in prevalence of tobacco use 2000-
2025, fourth edition. Geneva, 2021.
[2] Mathers CD, Loncar D, Projections of global
mortality and burden of Disease from 2002 to
2030. PLoS Med. 2006;3(11):e442.
[3] Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Điều
tra về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại
Việt Nam (PGATS) năm 2020. Quỹ phòng,
chống tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, 2021, Tr 28-57.
[4] Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần
Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Thực
trạng sử dụng thuốc lá và thực hiện luật phòng
chống tác hại thuốc lá tại thành phố Cần Thơ
năm 2020, Sở Y tế thành phố Cần Thơ, 2020,
Tr 18-28.
[5] Dai X, Gakidou E, Lopez DA, Evolution of the
global smoking epidemic over the past half
century: strengthening the evidence base for
policy action. BMJ Journals, 2022, 31: 129-137.
[6] Quốc hội, Luật số 09/2012/QH13: Luật phòng,
chống tác hại thuốc lá, 2012.
[7] Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe
thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y Dược thành
phố Hồ Chí Minh, Thực trạng sử dụng thuốc lá
và thực hiện luật phòng chống tác hại thuốc lá
tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Sở Y tế
thành phố Hồ Chí Minh, 2021, Tr 36-57.
[8] Trường Đại học Y tế công cộng Hà Nội, Điều
tra về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại
Việt Nam (GATS) năm 2023. Quỹ phòng, chống
tác hại thuốc lá - Bộ Y tế, 2023.
[9] Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh
Bình Phước, Điều tra về sử dụng thuốc lá ở
người trưởng thành tại Bình Phước (PGATS)
năm 2020. Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá
tỉnh Bình Phước - Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, 2020.