22. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI Ở PHỤ NỮ TỪ 15 ĐẾN 49 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH TRÀ VINH

Cao Thục Hiền1, Đặng Thị Thùy Mỹ2, Huỳnh Thị Hồng Thu2,3, Nguyễn Văn Trung2,3
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Trà Vinh
2 Trường Y – Dược, Trường Đại học Trà Vinh
3 Bệnh viện Trường Đại học Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm nhiễm đường sinh dục dưới phổ biến ở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi gây nhiều ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản và toàn thân.


Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm xác định một số yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Trà Vinh.


Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát cắt ngang trên 340 phụ nữ từ 15 đến 40 tuổi tại phòng khám
của bệnh viện trong khoảng thời gian tháng 4 - 8 năm 2020. Kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp đối tượng
nghiên cứu bằng bộ câu hỏi được cấu trúc và quan sát hồ sơ người bệnh ngoại trú.


Kết quả: Qua phân tích hồi qui logistic đa biến cho thấy phụ nữ có đặt vòng tránh thai liên quan đến
tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục dưới cao hơn với OR = 36,00 (95% KTC: 1,57 - 826,12).


Kết luận: Biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung là yếu tố liên quan độc lập đến viêm nhiễm
đường dục dưới ở phụ nữ trong nghiên cứu. Mặc dù, vẫn chưa có đủ bằng chứng mạnh về mối quan
hệ nhân quả này, nhân viên y tế nên tư vấn sức khỏe phòng bệnh liên quan đến biện pháp tránh thai
và thực hành vệ sinh phụ khoa ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Brunham RC, Paavonen J, Reproductive system
infections in women: lower genital tract
syndromes. Pathogens and Disease. 2020;78(5).
[2] Norwitz ER, Saade GR, Miller H et al., Lower
genital tract infection. Obstetric Clinical
Algorithms. 2016. p. 64-65.
[3] World Health Organisation. Bacterial vaginosis
2023 [updated 16 August 2023. Available from:
https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/
bacterial-vaginosis.
[4] World Health Organisation. Sexually transmitted
infections (STIs) 2023 [updated 10 July 2023.
Available from: https://www.who.int/newsroom/fact-
sheets/detail/sexually-transmittedinfections-(stis).
[5] Đặng Thị Thùy Mỹ, Cao Thục Hiền, Nguyễn Thị
Hồng Tuyến và cộng sự, Thực trạng viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong đột tuổi sinh
sản tại Bệnh viện Sản Nhi Trà Vinh. Tạp chí Y
Dược học Cần Thơ. 2021;39/2021:105-11.
[6] Đỗ Quốc Tiệp, Nguyễn Thị Song Kim, Phạm
Minh Tuấn và cộng sự, Thực trạng viêm nhiễm
đường sinh dục dưới và mô tả một số yếu tố liên
quan đến viêm nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ
nữ có chồng trong độ tuổi từ 18 - 49 tại tỉnh
Quảng Bình năm 2021. Tạp chí Y học Dự phòng.
2023; 33(6):413-424.
[7] Trần Thành Trung, Nguyễn Văn Lâm, Viêm
nhiễm đường sinh dục dưới ở phụ nữ 18 - 49 có
chồng tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai năm
2022 - 2023 và các yếu tố liên quan. Tạp chí Y
học Việt Nam. 2024; 536(1):270-274.
[8] Đào Thị Hoa, Đặng Thị Minh Nguyêt, Đỗ Văn
Hảo và cộng sự, Viêm âm đạo không đặc hiệu và
một số yếu tố liên quan. Tạp chí Nghiên cứu Y
học; 2022;156(8):286-293.
[9] Ngũ Quốc Vĩ, Lâm Đức Tâm, Trần Khánh Nga.
Tình hình viêm âm đạo và một số yếu tố liên quan
ở phụ nữ đến khám phụ khoa tại Bệnh viện đa
khoa Trung ương Cần Thơ. Tạp chí Y dược học
Cần Thơ, 2021;39/2021:216-222.
[10] Việt Thị Minh Trang, Đỗ Thị Thùy Linh, Tỷ lệ
viêm âm đạo ở phụ nữ độ tuổi sinh sản tại đơn vị
sản phụ khoa Phòng khám đa khoa Trường Đại
học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Tạp chí Y học
Việt Nam, 2023; 534(1):246-251.
[11] Trịnh Thị Bình, Viêm nhiễm đường sinh dục dưới
ở phụ nữ 15 - 49 tuổi và một số yếu tố liên quan
tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa năm 2018.
[Luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng]: Trường Đại
học Thăng Long; 2018.
[12] Nguyen VQH, Tran DT, Le MT, Lower genital
tract infection: A community-based approach
study. Tạp chí Phụ sản, 2023; 21(1):59-65.
[13] Ahmadnia E, Kharaghani R, Maleki A et al.,
Prevalence and Associated Factors of Genital and
Sexually Transmitted Infections in Married
Women of Iran. Oman Medical Journal.
2016;31(6):439-445.
[14] Nguyễn Ngọc Phương, Hà Duy Tiến, Bùi Lê
Khánh Chi và cộng sự, Tổng hợp tác dụng ngoài
tránh thai của các biện pháp tránh thai. Tạp chí Y
học Việt Nam, 2021;1:206-209.
[15] Nguyễn Thị Kim Xuyến, Dương Huỳnh Phương
Nghi, Lê Thị Kim Nhung và cộng sự, Tình hình
sử dụng biện pháp tránh thai ở phụ nữ từ 15 - 49
tuổi có chồng tại phường Tân Phú, Quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ năm 2019. Tạp chí Y
Dược học Cần Thơ; 22/2019.
[16] Ti AJ, Roe AH, Whitehouse KC et al.,
Effectiveness and safety of extending intrauterine
device duration: a systematic review. American
Journal of Obstetrics and Gynecology,
2020;223(1):24-35.e3.