21. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MIDAZOLAM VÀ RỐI LOẠN NHẬN THỨC SAU PHẪU THUẬT Ở NGƯỜI CAO TUỔI TRONG PHẪU THUẬT THAY KHỚP

Bùi Đức Thành1, Bùi Quốc Khánh1
1 Bệnh viện Quân Y 175

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn nhận thức sau phẫu thuật ảnh hưởng nhiều đến chất lượng hồi phục sau phẫu
thuật, đặc biệt ở người cao tuổi làm kéo dài thời gian nằm viện. Để giảm lo âu, căng thẳng cho người
bệnh được vô cảm bằng gây tê tủy sống trong phẫu thuật có sử dụng thuốc tiền mê. Do đó, chúng tôi
đã đưa ra giả thuyết nghiên cứu sử dụng midazolam an thần trong phẫu thuật có liên quan đến rối
loạn nhận thức sau phẫu thuật thay khớp ở người bệnh cao tuổi.


Mục tiêu: Xác định mối liên quan midazolam và rối loạn nhận thức sau phẫu thuật thay khớp ở
người cao tuổi.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Người bệnh cao tuổi (≥ 60 tuổi) được gây tê tủy sống
phẫu thuật chương trình thay khớp háng và khớp gối. Thiết kế nghiên cứu quan sát dọc, tiến cứu,
đơn trung tâm.


Kết quả: 22,5% người bệnh cao tuổi rối loạn nhận thức sau phẫu thuật chương trình thay khớp háng
và khớp gối được gây tê tủy sống trong 5 ngày đầu phẫu thuật. Người bệnh rối loạn nhận thức sau
phẫu thuật có thời gian nằm điều trị hậu phẫu dài hơn (p < 0,05). Phân tích hồi quy Cox đa biến ghi
nhận người bệnh có sử dụng midazolam an thần trong phẫu thuật (p= 0,002) là yếu tố nguy cơ rối
loạn nhận thức sau phẫu thuật.


Kết luận: Nghiên cứu phân tích 107 người bệnh ghi nhận người cao tuổi có rối loạn nhận thức sau
phẫu thuật làm kéo dài thời gian nằm điều trị hậu phẫu và sử dụng midazolam an thần trong phẫu
thuật là yếu tố nguy cơ rối loạn nhận thức sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Moller J, Cluitmans P, Rasmussen L et al.,
Longterm postoperative cognitive dysfunction in the
elderly: ISPOCD1 study. The Lancet. 1998;
351(9106):857-861.
[2] Bekker AY, Weeks EJ, Cognitive function after
anaesthesia in the elderly. Best Practice &
Research Clinical Anaesthesiology.
2003;17(2):259-272.
[3] Steinmetz J, Christensen KB, Lund T et al.,
Long-term consequences of postoperative
cognitive dysfunction. Anesthesiology: The
Journal of the American Society of
Anesthesiologists. 2009;110(3):548-555.
[4] Monk TG, Weldon BC, Garvan CW et al.,
Predictors of cognitive dysfunction after major
noncardiac surgery. Anesthesiology-philadelphia
then hagerstown. 2008;108(1):18.
[5] Li WX, Luo RY, Chen C et al., Effects of propofol,
dexmedetomidine, and midazolam on
postoperative cognitive dysfunction in elderly
patients: a randomized controlled preliminary trial.
Chin Med J (Engl). Feb 2019;132(4):437-445.
[6] Zhu SH, Ji MH, Gao DP et al., Association
between perioperative blood transfusion and
early postoperative cognitive dysfunction in aged
patients following total hip replacement surgery.
Ups J Med Sci. Aug 2014;119(3):262-7.
[7] Zhang H, Zheng J, Wang R et al., Serum
Phosphorylated Neurofilament Heavy SubunitH,
a Potential Predictive Biomarker for
Postoperative Cognitive Dysfunction in Elderly
Subjects Undergoing Hip Joint Arthroplasty. J
Arthroplasty. Aug 2019; 34(8):1602-1605.
[8] Gao B, Zhu B, Wu C, Preoperative Serum 25-
Hydroxyvitamin D Level, a Risk Factor for
Postoperative Cognitive Dysfunction in Elderly
Subjects Undergoing Total Joint Arthroplasty.
Am J Med Sci. Jan 2019;357(1):37-42.
doi:10.1016/j.amjms.2018.10.012
[9] Picton JD, Marino AB, Nealy KL,
Benzodiazepine use and cognitive decline in the
elderly. Am J Health Syst Pharm. Jan 1
2018;75(1):e6-e12. doi:10.2146/ajhp160381
[10] Veering B, Dodds C, Anaesthesia in the elderly.
In: Hopkins PM, Hardman JG, Hopkins PM,
Struys MMRF, eds. Oxford Textbook of
Anaesthesia. Oxford University Press; 2017.