25. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI BIẾN CHỨNG SAU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT TẤM LƯỚI HOÀN TOÀN NGOÀI PHÚC MẠC ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ BẸN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI NĂM 2020-2023

Nguyễn Hoài Bắc1,2, Đoàn Tiến Dương3, Hoàng Văn Chúc3, Đinh Hữu Việt4
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang
4 Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Phẫu thuật nội soi đặt tấm lưới hoàn toàn trước phúc mạc [Total Extra-Peritoneal (TEP) Inguinal Hernia Repair] được áp dụng từ lâu và cải tiến trở thành kỹ thuật quan trọng trong điều trị thoát vị bẹn. Đây là một phương pháp an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp, tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu đánh giá các yếu tố liên quan đến nguy cơ của các biến chứng gần và xa sau mổ.


Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị và các yếu tố nguy cơ làm gia tăng các biến chứng sau phẫu thuật.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên 30 bệnh nhân được phẫu thuật thoát vị bẹn bằng kỹ thuật TEP tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được khám lâm sàng kèm siêu âm lại 1 tháng và có kết quả theo dõi ít nhất 3 tháng sau phẫu thuật.


Kết quả: Nghiên cứu cho thấy không bệnh nhân nào xuất hiện tai biến trong mổ. Biến chứng gần sau mổ gặp chủ yếu là đau vùng bẹn bìu (26,7%) và tụ dịch (10%); biến chứng xa thường gặp nhất là đau dị cảm vùng bìu gặp ở 36,7% bệnh nhân. Mô hình hồi quy logistic đa biến cho thấy bệnh nhân có tình trạng thừa cân (BMI > 24,9 kg/m2) thường có nguy cơ gặp biến chứng sau mổ TEP tại thời điểm 1 tháng (OR = 2,3; p = 0,04) và biến chứng xa (OR = 2,2; p = 0,04) cao hơn. Ngoài ra, việc xuất hiện biến chứng gần làm tăng nguy cơ gặp biến chứng xa lên gấp 2,5 lần (OR=2,5; p=0,03).


Kết luận: Phẫu thuật TEP điều trị thoát vị bẹn là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đoàn Anh Tú, Kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng
phẫu thuật nội soi đặt lưới nhân tạo đường trước
phúc mạc tại bệnh viện hữu nghị việt đức. Luận
văn Trường đại học Y Hà Nội, 2020.
[2] Trương Đình Khôi, Nguyễn Thanh Xuân,
Nguyễn Minh Thảo & cs, Phẫu thuật nội soi tapp
điều trị thoát vị bẹn. Tạp chí Y học Lâm sàng số
73/2021.
[3] Köckerling F, Bittner R, Jacob D et al., Tep
versus tapp: comparison of the perioperative
outcome in 17,587 patients with a primary
unilateral inguinal hernia. Surgical endoscopy,
2015;29:3750-3760.
[4] Tajamul R, Farooq AR, Iqbal SM et al.,
A comparative study of three-dimensional
mesh (3D mesh) and polypropylene mesh in
laparoscopic inguinal hernia repairs in adults.
International Surgery Journal, 5(1), 2018,
174 - 180.
[5] Mir IS, Nafae A, Malyar A et al., An experience
of short-term results of laparoscopic inguinal
hernioplasty using 3D mesh in a developing
country. International Journal of clinical
medicine. 6, 2015,64 - 69.
[6] Nguyễn Văn Phước, Hà Văn Quyết, Đánh giá kết
quả phẫu thuật nội soi hoàn toàn ngoài phúc mạc
(TEP) đặt lưới nhân tạo 3D điều trị thoát vị bẹn
hai bên ở người lớn. Tạp chí Y học Việt Nam;
2021, 505 (1). 119-123.
[7] F Köckerling, C Schug-Pass, D Adolf et al.,
Bilateral and Unilateral Total Extraperitoneal
Inguinal Hernia Repair (TEP) have Equivalent197
Early Outcomes: Analysis of 9395 Cases. World
J Surg. 39(8), 2015, 1887-94.
[8] Markus G, Laura R, Vanessa B et al., Bilateral
total extraperitoneal inguinal hernia repair (TEP)
has outcomes similar to those for unilateral TEP:
population-based analysis of prospective data of
6,505 patients. Surg Endosc. 26, 2012, 1364–
1368.
[9] Phạm Văn Thương, Nguyễn Văn Sơn, Đánh
giá một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến kết
quả phẫu thuật lichtenstein điều trị thoát vị
bẹn ở người cao tuổi. Tạp chí y học Việt Nam,
2023;525(1b)
[10] Nienhuijs S, Staal E, Strobbe L et al., Chronic
pain after mesh repair of inguinal hernia: a
systematic review. The american journal of
surgery, 2007;194(3):394-400.
[11] Fränneby U, Sandblom G, Nordin P et al., Risk
factors for long-term pain after hernia surgery.
Annals of surgery, 2006;244(2):212.