11. NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRUNG ƯƠNG TỪ 2022 ĐẾN 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kết quả điều trị tăng sinh tuyến tiền liệt(TTL) tại Bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng Trung ương từ 2022 đến 2023.
Phương pháp nghiên cứu: 63 bệnh nhân tăng sinh TTL thỏa mãn tiêu chuẩn lựa chọn được đưa vào nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang: Các đặc điểm nghiên cứu gồm: tuổi, đặc điểm tăng sinh TTL, bệnh kèm, điểm IPSS, điểm QoL, tác dụng của Permixon.
Kết quả: Tuổi trung bình 64,79±11,62 (46-84), các BN có độ tuổi ≥70 tuổi chiếm 46,03%. Trong số các bệnh kèm theo tăng sinh TTL thì nhiễm khuẩn tiết niệu chiếm 77,78%. BN tiểu nhiều lần từ 9 lần/24 giờ chiếm 41,27%; BN tiểu đêm 5 lần/ngày chiếm 41,27%, số lần trung bình: 4,05±0,89; thể tích nước tiểu tồn dư 123,81±34,71; Tổng điểm IPSS đầu vào 30,59± 2,23 điểm, 100,0% ở mức độ nặng; Điểm QoL: 4,70±0,66 (4-6 điểm); điểm SHIM giữa các nhóm tuổi ở mức độ nặng, SHIM của các BN tăng sinh TTL ảnh hưởng rõ rệt, với p<0,05; Thời gian nằm viện 12,60±5,49(6-32 ngày); Sau điều trị, điểm IPSS và QoL sau điều trị của hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05; Đánh giá chất lượng cuộc sống sau điều trị đã cải thiện tốt, 100,0% BN hài lòng với kết quả điều trị. QoL của các BN sau điều trị đã cải thiện rõ rệt, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Kết luận: BN tăng sinh TTL lành tính thường xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiểu tiện, đặc biệt là tiểu đêm nhiều lần, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống do gây mất ngủ. Phối hợp điều trị Permexon với phác đồ điều trị chung đáp ứng tốt và giảm thời gian nằm viện cho BN, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tăng sinh tuyến tiền liệt, rối loạn tiểu tiện, điểm IPSS.
Tài liệu tham khảo
Epidemiologie, Diagnostik und Therapie des
Benignen Prostatasyndroms. Latest Trends and
Recommendations on Epidemiology, Diagnosis,
and Treatment of Benign Prostatic Hyperplasia
(BPH), Aktuel Urol , vol. 42, pp. 167-178, 2011.
[2] Phua JT, The Etiology and Pathophysiology
Genesis of Benign Prostatic Hyperplasia and
Prostate Cancer: A New Perspective, Medicines,
vol. 8, no. 6, p. 30, 2021.
[3] Vũ Lê Chuyên, Hoàng Văn Tùng, Trần Văn
Hinh và cs, Hướng dẫn chẩn đoán điều trị tăng
sinh lành tính tuyến tiền liệt, Hà Nội: NXB Y
Học, 2019.
[4] Sampson N, Madersbacher S, Berger P,
Pathophysiology and therapy of benign prostatic
hyperplasia, Wien Klin Wochenschr, vol. 120,
no. 13-14, pp. 390-401, 2008.
[5] Minutoli L, Bitto A, Squadrito F et al., Serenoa
Repens, lycopene and selenium: a triple
therapeutic approach to manage benign prostatic
hyperplasia, Curr Med Chem, vol. 20, no. 10, pp.
1306-12, 2013.
[6] De Nunzio C, Salonia A, Gacci M et al., The
role of combination therapy with α-blockers
and hexanic extract of Serenoa repens in the
treatment of LUTS/BPH, J. Clin. Med., vol. 11,
no. 23, p. 7169, 2022.
[7] Nguyễn Viết Thành, Nghiên cứu hiệu quả điều
trị tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt bằng kỹ
thuật laser phóng bên, Hà Nội: Luận án tiến sĩ y
học - Đại Học Y Hà Nội, 2017.
[8] Cannarella R, Condorelli RA, Barbagallo F et al.,
Endocrinology of the Aging Prostate: Current
Concepts, Frontiers in Endocrinology, vol. 12,
no. doi: 10.3389/fendo.2021.554078, p. 554078,
2021.
[9] Feldman HA, Longcope C, Derby CA et al., Age
trends in the level of serum testosterone and other
hormones in middle-aged men: longitudinal
results from the Massachusetts male aging study,
J Clin Endocrinol Metab, vol. 87, no. 2, pp. 589-
98, 2022.
[10] Blair HA, Hexanic Extract of Serenoa repens
(Permixon®): A Review in Symptomatic Benign
Prostatic Hyperplasia, Drugs & Aging, vol. 39,
pp. 235-243, 2022.