9. ẢNH HƯỞNG CỦA NỘI SOI CẮT ĐỐT TUYẾN TIỀN LIỆT LÊN CHỨC NĂNG TÌNH DỤC TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THANH HÓA NĂM 2022 ĐẾN 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề và mục tiêu: Nội soi cắt đốt tuyến tiền liệt (TURP) vẫn được xem là tiêu chuẩn vàng trong điều trị nhằm cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới (LUTS) trên bệnh nhân tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH). Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của TURP lên chức năng tình dục ở những bệnh nhân BPH năm 2022 đến 2023.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu 79 bệnh nhân được TURP. Tất cả bệnh nhân đều được đánh giá chức năng tình dục theo thang điểm IIEF-15, IIEF-5 và PEDT trước và sau TURP 6 tháng.
Kết quả: 100% bệnh nhân có hoạt động tình dục trước và sau TURP, trước mổ bệnh nhân khả năng cương cứng tốt đạt 44%, tỉ lệ này giảm sau mổ là 38%. Ở nhóm bệnh nhân có RLC trước mổ có sự cải thiện về khả năng cương cứng ( điểm IIEF-5 tăng từ 11,37 ± 2,34 lên 15,13 ± 2,15). Các điểm số PEDT và IIEF-15 cho thấy không có sự thay đổi về triệu chứng xuất tinh sớm và rối loạn chức năng tình dục sau mổ.
Kết luận: TURP không ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng tình dục của bệnh nhân và bệnh nhân có rối loạn cương trước đó đã được cải thiện sau TURP.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nội soi cắt đốt tuyền tiền liệt, điều trị nhằm cải thiện triệu chứng đường tiểu dưới, chức năng tình dục.
Tài liệu tham khảo
trends of urinary tract infections, urolithiasis and
benign prostatic hyperplasia in 203 countries and
territories from 1990 to 2019. Military Medical
Research. 2021;8(1):64.
[2] Gratzke C, Bachmann A, Descazeaud A et al.,
EAU Guidelines on the Assessment of Nonneurogenic
Male Lower Urinary Tract Symptoms
including Benign Prostatic Obstruction.
European urology. 2015;67(6):1099-109.
[3] Mamoulakis C, Ubbink DT, de la Rosette
JJ, Bipolar versus monopolar transurethral
resection of the prostate: a systematic review and
meta-analysis of randomized controlled trials.
European urology. 2009;56(5):798-809.
[4] De Nunzio C, Roehrborn CG, Andersson KE
et al., Erectile Dysfunction and Lower Urinary
Tract Symptoms. European urology focus,
2017;3(4-5):352-63.
[5] Song G, Wang M, Chen B et al., Lower Urinary
Tract Symptoms and Sexual Dysfunction in
Male: A Systematic Review and Meta-Analysis.
Frontiers in medicine. 2021;8:653510.
[6] Al Demour SH, Abuhamad M, Santarisi AN et
al., The Effect of Transurethral Resection of the
Prostate on Erectile and Ejaculatory Functions
in Patients with Benign Prostatic Hyperplasia.
Urologia internationalis, 2022;106(10):997-
1004.
[7] Pavone C, Abbadessa D, Scaduto G et al., Sexual
dysfunctions after transurethral resection of the
prostate (TURP): evidence from a retrospective
study on 264 patients. Archivio italiano di
urologia, andrologia : organo ufficiale [di] Societa
italiana di ecografia urologica e nefrologica,
2015;87(1):8-13.
[8] El-Assmy A, ElShal AM, Mekkawy R et al.,
Erectile and ejaculatory functions changes
following bipolar versus monopolar transurethral
resection of the prostate: a prospective
randomized study. International urology and
nephrology, 2018;50(9):1569-76.
[9] Muntener M, Aellig S, Kuettel R et al., Sexual
function after transurethral resection of the
prostate (TURP): results of an independent
prospective multicentre assessment of outcome.
European urology, 2007;52(2):510-5.
[10] Quek KF, Low WY, Razack AH et al.,
Reliability and validity of the Malay version
of the International Index of Erectile Function
(IIEF-15) in the Malaysian population.
International journal of impotence research,
2002;14(4):310-5.