38. ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA BÀI THUỐC ‘‘HOÀNG KỲ BỔ HUYẾT THANG’’ KẾT HỢP XOA BÓP BẤM HUYỆT ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2023

Bùi Quốc Hưng1, Trần Thị Thu Vân2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiểu năng tuần hoàn não mạn tính phổ biến nhất là ở người cao tuổi. Hoàng kỳ bổ huyết thang kết hợp xoa bóp bấm huyệt đem lại hiệu quả trong điều trị, tuy nhiên cần nghiên cứu để chứng minh.


Mục tiêu: Đánh giá tác dụng điều trị của bài thuốc “Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt đối với bệnh nhân thiểu năng tuần hoàn não mạn tính điều trị tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng, tiến cứu, so sánh trước sau điều trị và có đối chứng trên 60 người bệnh được phân ngẫu nhiên vào 2 nhóm. Nhóm nghiên cứu: 30 BN (Hoàng kỳ bổ huyết thang liều 1 thang/ngày + xoa bóp bấm huyệt (XBBH), Nhóm đối chứng: 30 BN (Piracetam 400mg liều 3 viên/ngày + XBBH) trong 15 ngày. Chỉ tiêu đánh giá: thang điểm Khadjev, VAS, Wechsler, Schulter, mạch, nhiệt độ và huyết áp.


Kết quả: Các triệu chứng cơ năng và thực thể ở nhóm nghiên cứu cái thiện tốt hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05). Ở nhóm nghiên cứu, điểm VAS giảm (p<0,05), điểm khả năng nhìn nhớ Wechsler tăng (p<0,05), điểm khả năng tập trung di chuyển Schulter tăng (p<0,05), điểm Khadjev giảm (p<0,05) sau 15 ngày điều trị. Không có tác dụng phụ.


Kết luận: Bài thuốc ‘‘Hoàng kỳ bổ huyết thang” kết hợp xoa bóp bấm huyệt cải thiện tốt các triệu chứng cơ năng và thực thể của bệnh thiểu năng tuần hoàn não mạn tính sau 15 ngày điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Bay, Bệnh học và điều trị nội khoa.
Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học Hà Nội; tr 9-33,
482-496, 2007.
[2] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ
não (ban hành kèm theo Quyết định số 5331/QĐ-
BYT ngày 23/12/2020), 2020
[3] Nguyễn Nhược Kim, Nguyễn Thị Thu Hà và
cộng sự, Bệnh học Nội khoa Y học cổ truyền.
Nhà xuất bản Y học; 2017, tr 203-207.
[4] 彭怀仁. 中医方剂大辞典, 第五册, 南京中
医学院, 人民卫生出版社, 1996.
[5] Bành Hoài Nhân, Trung y phương tễ đại từ điển,
Tập 5, Đại học Trung y dược Nam Kinh, Nhà
xuất bản Y học Nhân dân. Số 41579, 1996, tr 387
[6] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam, tập 2, xuất bản lần
thứ 5, Nhà xuất bản Y học. Chuyên luận Dược
liệu, 2017, tr 1063
[7] Hoàng Thị Hòa, Đánh giá hiệu quả của điện
châm trong điều trị Thiểu năng tuần hoàn mạn314
tính do thoái hóa cột sống cổ. Luận văn Thạc sỹ
y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2010.
[8] Nguyễn Văn Toại, Đánh giá tác dụng của cao
thông u trên lâm sàng và xét nghiệm trong điều
trị hội chứng thiểu năng tuần hoàn sống nền do
thoái hóa cột sống cổ; Tạp chí nghiên cứu khoa
học, tập 76 (số 51), 2011, tr 31-35
[9] Phí Ngọc Thuận, Đánh giá tác dụng của Hoạt
huyết bổ máu Đại Bắc trên lâm sàng trong điều
trị thiếu máu não mạn tính thể can thận âm hư và
khí huyết lưỡng hư. Luận văn Thạc sỹ, Học viện
Y Dược học cổ truyền Việt Nam, 2017
[10] Nguyễn Thị Vân Anh, Nghiên cứu tác dụng bài
tập dưỡng sinh của Bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng
trên bệnh nhân có hội chứng thiểu năng tuần hoàn
não mạn tính, Luận án Thạc sỹ y học, Trường
Đại học Y Hà Nội, tr 42-44, 47-50, 2000.