36. KẾT CỤC SƠ SINH Ở THAI PHỤ ỐI VỠ NON TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thu Hà1,2, Đỗ Tuấn Đạt3,4
1 Bệnh viện Phụ Sản Trung ương ;
2 Đại học Y dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
3 Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
4 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả kết cục sơ sinh ở thai phụ có ối vỡ non có tuổi thai từ 24-34 tuần tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 217 thai phụ ối vỡ non có tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến hết 33 tuần 6 ngày tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2022.


Kết quả: Tuổi trung bình của thai phụ là 30.1±6.1. Ối vỡ non thường gặp ở nhóm thai phụ có tiền sử mổ đẻ cũ (33,2%), tiền sử nạo phá thai (20,7%), sảy thai, thai lưu (15.6%). Thai có cân nặng từ 1500-2500gr chiếm tỷ lệ cao nhất (70.5%). 100% trẻ cân nặng <1000gr Apgar phút thứ nhất <7 điểm. Chỉ số ối càng thấp thì tỷ lệ Apgar phút thứ nhất thấp càng cao. 100% trẻ sinh ra dưới 1500g và 94% trường hợp hết ối phải hồi sức sơ sinh. 88.9% trẻ được đưa vào hồi sức sơ sinh: 44.2% thở áp lực dương liên tục NCPAP. Có 43 trẻ sơ sinh không sử dụng kháng sinh (20.7%). 5 trường hợp nặng chuyển viện Nhi điều trị (2.4%). Tử vong sơ sinh chiếm 7.8%, đa số là rất non tháng (24-28 tuần).


Kết luận: Thai có cân nặng chủ yếu tử 1500-2000g. Cân nặng và chỉ số ối ảnh hưởng tới chỉ số Apgar phút thứ nhất. Trường hợp trẻ <1500g và hết ối khi sinh hầu hết phải hồi sức sơ sinh. Tỷ lệ nhỏ chuyển viện Nhi điều trị. Các trường hợp tử vong sơ sinh đều là thai rất non tháng (24-28 tuần).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Hữu Cốc, Ối vỡ non - ối vỡ sớm. Bài
giảng Sản Phụ Khoa, Nhà Xuất Bản Y Học, 129–
132, 2006.
[2] Lê Hồng Cẩm, Ối vỡ non. Bài giảng Sản khoa,
Nhà Xuất Bản Y Học, 148–155, 2014.
[3] Phạm Văn Khương, Nghiên cứu cách xử trí ối vỡ
non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2008,
trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. Luận văn bác
sĩ Chuyên khoa II, 2008.
[4] Đỗ Thị Trúc Thanh, Vỡ màng ối sớm, một số
yếu tố liên quan và kết quả thai kỳ tại Bệnh viện
Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Tập san nghiên
cứu khoa học Trường Đại học Y Dược Cần Thơ,
802(1):75-82, 2012.
[5] Lê Thu Thuỷ, Nhận xét về xử trí và kết quả điều
trị ra nước ối ở thai non tháng tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội
trú, (2)100, 2015.
[6] Nguyễn Đình Đông, Nghiên cứu kết quả xử trí
ối vỡ non, ối vỡ sớm giai đoạn IA ở tuổi thai từ
28 tuần tại bệnh viện phụ sản Trung Ương. Luận
văn Thạc sĩ Y học Trường Đại học Y Hà Nội,
2018.
[7] Ekin A, Gezer C, Taner CE et al., Risk factors
and perinatal outcomes associated with latency
in preterm premature rupture of membranes
between 24 and 34 weeks of gestation. Arch
Gynecol Obstet, 290(3), 449–455, 2014.
[8] Ngô Minh Xuân. Nguyễn Tấn Tài, Tình hình tử
vong sơ sinh tại khoa sơ sinh bệnh viện Từ Dũ từ
năm 1999 – 2009. Tạp chí Y học Thành Phố Hồ
Chí Minh, 14 (2), 2010.