19. SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ HUYẾT HỌC Ở NGƯỜI BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2023

Nguyễn Thị Định1
1 Trường Đại học Đại Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả sự thay đổi một số chỉ số huyết học ở người bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu thực hiện trên 234 phiếu xét nghiệm huyết học của 234 người bệnh được chẩn đoán xác định là sốt xuất huyết Dengue và được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2023. Loại trừ những người bệnh có bệnh lý nhiễm trùng hoặc bệnh lý huyết học khác kèm theo.


Kết quả: Sốt xuất huyết Dengue gặp ở nam va nữ với tỷ lệ nam cao hơn nữ, gặp ở mọi nhóm tuổi trong đó nhiều nhất ở nhóm trong độ tuổi lao động (từ 16-59 tuổi), chiếm 62,8%. Số lượng hồng cầu, bạch cầu chủ yếu ở mức độ bình thường hoặc giảm (lần lượt chiếm73,1% và 97,9%). Những trường hợp có số lượng bạch cầu tăng liên quan đến nhiễm trùng nặng, ở bệnh nhân SXHD nặng khác biệt rõ rệt với nhóm SXHD (p < 0,001). HCT tăng tới ngưỡng báo động cảnh báo cô đặc máu (> 0,47 L/L) làm tăng nguy cơ tử vong ở người bệnh SXHD. Số lượng tiểu cầu giảm ở phần lớn các trường hợp (93,7%) và giảm mạnh ở nhóm SXH có DHCB (35,14±6,38 G/L) và SXH nặng (41,33±11,98 G/L), tương ứng với đặc điểm xuất huyết trên lâm sàng.


Kết luận: Sốt xuất huyết Dengue gặp ở mọi đối tượng. Số lượng bạch cầu và hồng cầu chủ yếu ở mức độ bình thường hoặc giảm. Số lượng bạch cầu tăng liên quan đến nhiễm trùng nặng ở bệnh nhân SXHD nặng. Số lượng tiểu cầu giảm và HCT tăng là hai yếu tố tiên lượng quan trọng trong bệnh SXHD.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization, Dengue guidelines
for diagnosis, treatment, prevention and control:
new edition 2009.
[2] Khan MB, Yang Z-S, Lin C-Y et al., Dengue
overview: An updated systemic review. J Infect
Public Health 2023;16:1625–42.
[3] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt
xuất huyết Dengue 2023.
[4] Nguyen-Tien T, Do DC, Le XL et al., Risk
factors of dengue fever in an urban area in
Vietnam: a case-control study. BMC Public
Health 2021;21:664.
[5] Nguyễn Thị Vân Anh, Nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh sốt xuất huyết
Dengue tại Bệnh viện E năm 2021, 2022.
[6] Nguyễn Hữu Chung, Kiến thức, thái độ về bệnh
sốt xuất huyết Dengue của bệnh nhân khoa Bệnh
nhiệt đới, Bệnh viện E; Khóa luận tốt nghiệp
ngành Y đa khoa, Trường ĐH Y Dược, ĐH Quốc
Gia Hà Nội, 2022.
[7] Ngụy Thị Điệp, Ngô Trường Giang, Hoàng Văn
Tổng và cộng sự, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng ở bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue nặng,
Tạp Chí Học Việt Nam, tập 530 số 2, 2023.
[8] Hoàng Xuân Cường, Đỗ Như Bình, Vũ Tùng Sơn
và cộng sự, Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của
bệnh nhân sốt xuất huyết dengue điều trị nội trú
tại một số bệnh viện Quân đội năm 2022. J 108 -
Clin Med Phamarcy, 2023.
[9] Ananda Rao A, U RR, Gosavi S et al., Dengue
Fever: Prognostic Insights From a Complete
Blood Count. Cureus 2020. https://doi.
org/10.7759/cureus.11594.
[10] Chaloemwong J, Tantiworawit A,
Rattanathammethee T et al., Useful clinical
features and hematological parameters for the
diagnosis of dengue infection in patients with
acute febrile illness: a retrospective study. BMC
Hematol 2018;18:20.
[11] Liao B, Tang Y, Hu F et al., Serum levels of
soluble vascular cell adhesion molecules may
correlate with the severity of dengue virus-1
infection in adults. Emerg Microbes Infect,
2015;4:1–7.