42. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH BẠCH BIẾN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016-2017

Đỗ Thị Thu Hiền1, Đỗ Thị Hồng Nhung2, Nguyễn Thị Kim Tiên3
1 Bệnh viện Da liễu Trung ương
2 Bệnh viện Hồng Ngọc
3 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh bạch biến tại Bệnh viện Da liễu Trung ương giai đoạn 2016-2017.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhân bạch biến đến khám và điều trị tại Bệnh viện da liễu Trung ương từ 10/2016 – 9/2017.


Kết quả: Độ tuổi khởi phát bệnh trung bình là 26,89 ± 18,38, trong đó nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (40%) là từ 15 đến 30 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh của nữ (56,2%) cao hơn nam (43,8%). Tỷ lệ bệnh đồng mắc với bạch biến qua khai thác tiền sử người bệnh là 17,5%, trong đó chủ yếu là các bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm da cơ địa và bệnh lý dị ứng, không khai thác được tiền sử bệnh lý tuyến giáp. Bệnh nhân bị bạch biến có type da IV chiếm tỷ lệ 93,7%, type III chiếm 6,3%. Vị trí tổn thương thường gặp nhất ở mặt - cổ chiếm 46,3%, sau đó đến thân mình chiếm 24,3%, đầu chi ít gặp nhất với tỷ lệ 1,5%. Thể lâm sàng gặp chủ yếu là thể không đứt đoạn lan tỏa với 46,3%, thể đứt đoạn chỉ chiếm 2,5%. 71/80 bệnh nhân có giai đoạn hoạt động bệnh (với chỉ số VIDA +1,+2,+3,+4) chiếm tỷ lệ 88,7%, trong đó chỉ số VIDA +4 chiếm tỷ lệ cao nhất (38,7%).


Kết luận: Bạch biến thường gặp ở người trẻ tuổi, bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ. Bệnh chủ yếu gặp ở bệnh nhân có type da IV và thể bệnh không đứt đoạn lan tỏa là thể thường gặp nhất. Một bệnh nhân có thể có nhiều vị trí tổn thương phối hợp, vị trí tổn thương ở vùng mặt là vị trí hay gặp nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Ortone JP, Bahadoran P, Fitzpatrick TB et al.,
Fitzpatrick’s Dermatology in general medicine.
McGraw-Hill Medical Publishing Division,
2003, sixth edition, 839-847.
[2] C Bergqvist, K Ezzedine, Vitiligo: A Review,
Dermatology, 2020, 236, (6): 571–592.
[3] ML Dell’Anna, M Picardo, A review and a new
hypothesis for non-immunological pathogenetic
mechanisms in vitiligo, Pigment Cell Research,
2006, 19(5): 406–411.
[4] C Bergqvist, K Ezzedine, Vitiligo: A focus on
pathogenesis and its therapeutic implications, J
Dermatol, 2021, 48(3): 252–270.
[5] AM Dahir, SF Thomsen, Comorbidities in
vitiligo: comprehensive review, Int J Dermatol,
2018, 57(10):1157–1164.
[6] P Nimkar, A Wanjari, Vitiligo and the Role of
Newer Therapeutic Modalities, Cureus, 2022,
14(11): e31022.
[7] A Feily, Vitiligo Extent Tensity Index (VETI)
score: a new definition, assessment and treatment
evaluation criteria in vitiligo, Dermatol Pract
Concept, 2014, 4(4): 81–84.
[8] Vũ Mạnh Hùng, Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng
và một số chỉ số miễn dịch trong bệnh bạch biến,
Luận án Tiến sĩ, Học Viện Quân Y, 2008.
[9] Phạm Thị Mai Hương, Nghiên cứu ảnh hưởng
của bệnh bạch biến đến chất lượng cuộc sống
người bệnh, Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện
Quân Y, 2007.
[10] VN Sehgal, G Srivastava, Vitiligo: compendium
of clinico-epidemiological features, Indian J
Dermatol Venereol Leprol, 2007, 73(3): 149–
156.
[11] AN Onunu, EP Kubeyinje, Vitiligo in the
Nigerian African: a study of 351 patients in
Benin City, Nigeria, Int J Dermatol, 2003,
42(10): 800–802.
[12] E Nicolaidou et al., Childhood- and later-onset
vitiligo have diverse epidemiologic and clinical
characteristics, J Am Acad Dermatol, 2012,
66(6): 954–958.
[13] YH Kishan Kumar, GRR Rao, KVT Gopal et al.,
Evaluation of narrow-band UVB phototherapy
in 150 patients with vitiligo, Indian J Dermatol
Venereol Leprol, 2009, 75(2): 162–166.
[14] Handa S, Dogra S, Epidemiology of childhood
vitiligo: a study of 625 patients from north India,
Pediatr. Dermatol. 2003, 20(3): 207-210.
[15] J H Lee et al., Comorbidities in Patients with
Vitiligo: A Systematic Review and MetaAnalysis, J Invest Dermatol, 2023, 143(5): 777-
789.
[16] Vũ Mạnh Hùng, Tình hình, đặc điểm lâm sàng và
một số thay đổi miễn dịch trong bệnh bạch biến,
Luận văn Thạc sĩ y học, Học viện Quân y, 2002.
[17] D Zauli et al., Prevalence of autoimmune atrophic
gastritis in vitiligo, Digestion, 1986, 34(3): 169-
172.
[18] F Ghalamkarpour, MC André, Y Gauthier,
Shared histological and immunohistological
findings in two patients with generalized vitiligo
associated with autoimmune atrophic gastritis,
Clin Case Rep, 2022, 10(9): e6346.