26. TỶ LỆ NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ KHI SỬ DỤNG KHÁNG SINH DỰ PHÒNG CEFOXITIN TRONG MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN NĂM 2022

Nguyễn Thị Anh1, Vũ Văn Hiệp1, Ngô Toàn Anh2, Đoàn Thị Huệ1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sản phụ phẫu thuật lấy thai sử dụng kháng sinh dự phòng tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2022.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 184 thai phụ được chỉ định mổ lấy thai có sử dụng kháng sinh dự phòng Cefoxitin 1g tiêm tĩnh mạch được thực hiện từ 01/07/2022 - 31/12/2022. Các thai phụ tham gia nghiên cứu được hỏi bệnh, khám bệnh, làm xét nghiệm và làm bệnh án theo mẫu.


Kết quả: Độ tuổi trung bình là 28,36±5,0 tuổi, trong nhóm tuổi ≤ 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là 88,6%. Hầu hết sản phụ sinh lần thứ 2 thứ 3 chiếm tỉ lệ cao là 76,1% và 13,6%. Số sản phụ có tiền sử mổ đã lấy thai chiếm đa số với tỉ lệ 84,2%. Các nguyên nhân mổ lấy thai về phía mẹ chiếm tỉ lệ cao nhất là 86,4%. Đa số thời gian phẫu thuật là từ 30-60 phút chiếm 95,7%. Có 2 trường hợp bệnh nhân sốt sau phẫu thuật, nhiệt độ từ 37,50C-38,5°C chiếm tỉ lệ 1,1 %. Có 99,5% trường hợp có tình trạng co hồi tử cung tốt. Tất cả các sản phụ trong nghiên cứu có tình trạng sản dịch sau phẫu thuật bình thường. Tỉ lệ vết mổ khô là 98,4%, sưng đau vết mổ là 0,5% và vết mổ có dịch thấm băng là 1,1%. Có trong nghiên cứu, có 05 trường hợp nằm viện từ 7 ngày trở lên, chiếm 2,7%. Trong nghiên cứu có 03 trường hợp nhiễm khuẩn vết mổ nông chiếm tỉ lệ 1,6% và có 98,4% trường hợp không có nhiễm khuẩn vết mổ.


Kết luận: Sử dụng kháng sinh dự phòng với liều tối thiểu làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 1526/QĐ-BYT ngày
24/3/2023 về việc ban hành hướng dẫn giám sát
nhiễm khuẩn vết mổ, 2023.
[2] Bộ Y tế, Quyết định số 4128/QĐ-BYT, ngày
29/7/2016 Bộ Y tế ban hành về việc Phê duyệt tài
liệu “Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe sinh sản”, 2016.
[3] Lê Thị Thu Hà, Yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết
mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện Từ Dũ; Y học
Việt Nam. 2(443), 2016, p. 9-13.
[4] Nguyễn Thị Kim Thu, Nguyễn Thị Hương Ly,
Đánh giá tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai
tại Khoa Sản, Bệnh viện Trung ương Quân đội
108; Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 16(4), 2021.
[5] Trịnh Thanh Nhung, Phạm Hồng Loan, Nguyễn
Hoàng Huy và cộng sự, Đánh giá hiệu quả kháng
sinh dự phòng trong mổ lấy thai tại Bệnh viện đa
khoa khu vực tỉnh An Giang; Hội nghị Khoa học
Công nghệ; p. 167-173, 2016.
[6] Mariska NSRD, Danti NI, Rebekah JS, The Effect
of Pre-Operating Antibiotic Prophylaxis on Post
C-Section Infection In RSUD DR. Soetomo
Period January 2021 – June 2021. International
Journal of Social Service and Research (IJSSR);
2(1), 2021.
[7] Williams MJ, Carvalho Ribeiro do Valle C,
Gyte GM, Different classes of antibiotics given
to women routinely for preventing infection at
caesarean section. The Cochrane database of
systematic reviews, 3(3), pp. CD008726, 2021.
[8] Zejnullahu VA, R Isjanovska, Z Sejfija et al.,
Surgical site infections after cesarean sections at
the University Clinical Center of Kosovo: rates,
microbiological profile and risk factors. BMC
Infect Dis. 19(1): p. 752, 2019.