3. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, NĂM 2023

Trần Thị Ngọc Mai1, Đỗ Thị Thu Hiền2, Nguyễn Thị Tuyến3, Lê Thị Hằng4
1 Bệnh viện Đại học Y Dược, ĐHGQHN
2 Trường Đại học Y tế Hải Dương
3 Trường Đại học Thăng Long
4 Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh tăng huyết áp.


Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.


Kết quả và kết luận:


- Mức độ hiểu biết kiến thức chung về bệnh THA của người bệnh (BN): 56,9% NB có kiến thức đạt về điều trị bệnh THA trong đó chỉ 50,0% có kiến thức đạt về chỉ số THA, 52,9% kể đúng, đủ các yếu tố nguy cơ dẫn tới THA và chỉ có 35,1% hiểu đúng về dấu hiệu của bệnh THA cần nhập viện ngay. 95,1% NB trả lời đúng về nguyên tắc dùng thuốc điều trị THA là uống liên tục, lâu dài theo chỉ định của bác sĩ. 88,6% NB trả lời đúng về nguyên tắc điều trị THA là dùng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống và có 61,7% có kiến thức đúng về lối sống sinh hoạt.


- Mức độ thực hành về tuân thủ điều trị THA của NB: 60,6% NB đo HA hàng ngày, 57,4% NB thực hiện chế độ ăn giảm mặn, 32,9% tập thể dục hàng ngày và đặc biệt chỉ có 24,3% thực hiện tốt các biện pháp để đề phòng THA kịch phát. 76,9% NB không quên uống thuốc, 68,9% không tự ý cắt giảm, 75,4% không ngừng thuốc khi thấy đã kiểm soát được các triệu chứng và có 46,9% NB quên mang theo thuốc khi đi chơi hoặc đi du lịch.


Kiến nghị: Tăng cường công tác truyền thông giáo dục chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh tăng huyết áp về kiến thức và thực hành tuân thủ điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Đỗ Thị Hiến, Thực trạng kiến thức, thực hành
và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị
tăng huyết áp của người bệnh điều trị ngoại trú
tại phòng khám Nội tim mạch Bệnh viện Trung
ương Quân đội 108 năm 2020, Luận văn Thạc sĩ
Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long, 2020.
[2] Bùi Thị Thanh Hòa, Khảo sát kiến thức và thực
hành dự phòng biến chứng của tăng huyết áp
ở bệnh nhân tăng huyết áp được quản lý ngoại
trú tại Bệnh viện E Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ
Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công
cộng, 2012.
[3] Nguyễn Văn Hoàng, Nghiên cứu bệnh tăng huyết
áp ở người cao tuổi và một số yếu tố liên quan tại
tỉnh Long An, Luận án Tiến sỹ y học, Đại học Y
Dược TP Hồ Chí Minh, 2010.
[4] Hội Tim mạch học Việt Nam, Khuyến cáo về
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp của Hội tăng
huyết áp thế giới, 2022.
[5] Trịnh Thị Thúy Hồng, Kiến thức, thực hành
phòng biến chứng tăng huyết áp và một số yếu
tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp đang điều
trị ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân
Yên, tỉnh Bắc Giang năm 2015, Luận văn Thạc
sĩ Y tế Công cộng, Trường Đại học Y tế Công
cộng, 2015.
[6] Nguyễn Phan Thạch, Kiến thức, thực hành
phòng biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố
liên quan ở người bệnh tăng huyến áp đang được
quản lý tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Định,
năm 2015, Luận văn Thạc sĩ Y tế Công cộng,
Trường Đại học Y tế Công cộng, 2015.
[7] Abegaz TM, Shehab A, Gebreyohannes EA et
al., Nonadherence to antihypertensive drugs.
Medicine (Baltimore), 2017, 96(4), e5641.
[8] Malik A, Yoshida Y, Erkin T et al., Hypertension
related knowledge, practice and drug adherence
among inpatients of a hospital in Samarkand,
Uzbekistan; Nagoya J Med Sci, 2014, 76(3–4),
255–263.