20. MỨC ĐỘ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH Ở BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN THANH NHÀN NĂM 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ rối loạn giấc ngủ và mối liên quan giữa chất lượng giấc ngủ với chức năng gia đình ở bệnh nhân khám tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 75 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, được quản lý điều trị tại Phòng khám Nội tiết, Bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 2-5 năm 2024. Các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn bao gồm mất ngủ, ngủ nhiều, cận giấc ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ và sống cùng gia đình ít nhất có 2 thành viên. Công cụ thu thập dữ liệu bao gồm bộ câu hỏi PSQI để đánh giá chất lượng giấc ngủ và chỉ số APGAR để đánh giá chức năng gia đình. Phân tích số liệu sử dụng phần mềm SPSS 20.0.
Kết quả: Trong số 75 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, nhiều nhất mắc rối loạn giấc ngủ nhẹ (46,67%), rối loạn giấc ngủ vừa (44%) và ít bệnh nhân mắc rối loạn giấc ngủ nặng (9,33%). Các rối loạn phổ biến nhất là đi tiểu đêm (90,82%), ngáy to và ho (30,9%), đau (20,38%). Kết quả cũng cho thấy mối liên quan giữa mức độ rối loạn giấc ngủ và chức năng gia đình: bệnh nhân có điểm APGAR cao hơn có chất lượng giấc ngủ tốt hơn. Nhóm rối loạn giấc ngủ nặng có tỉ lệ chức năng gia đình kém (42,9%), trong khi nhóm rối loạn giấc ngủ nhẹ và vừa có chức năng gia đình tốt hơn.
Kết luận: Chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn năm 2024 phần lớn ở mức kém với hơn 50% bệnh nhân rối loạn giấc ngủ vừa đến nặng. Có mối liên quan giữa chức năng gia đình và mức độ rối loạn giấc ngủ. Chức năng gia đình tốt góp phần cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngược lại chức năng gia đình kém làm gia tăng mức độ rối loạn giấc ngủ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Rối loạn giấc ngủ, bệnh nhân, chức năng gia đình
Tài liệu tham khảo
[2] Qiu Yongliang, Wen Hongjuan, The mediating role of family care in perceived stress, self-perceived aging and sleep quality in elderly migraine patients in Changchun, Chinese Journal of Gerontology, 2021, 41 (12): 2654-2657.
[3] Papi Shahab, Cheraghi Maria, Relationship between life satisfaction and sleep quality and its dimensions among older adults in city of Qom, Iran, Social Work in Public Health, 2021,36 (4): 526-535.
[4] Wang Zhen, Zeng Zhi, Association between personality characteristics and sleep quality among Chinese middle-aged and older adults: evidence from China family panel studies, BMC Public Health, 2023, 23 (1): 2427.
[5] Lê Văn Minh, Tiền Ngọc Minh Châu, Trần Minh Dần, Tình hình rối loạn giấc ngủ và các yếu tố liên quan đến bệnh nhân nằm viện tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2019-2020, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 2020, (30): 23-29.
[6] Nguyễn Hoài Bắc, Bùi Thị Oanh, Hoàng Thị Phương và cộng sự, Đánh giá giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh đến khám nam học tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Tạp chí Nghiên cứu Y học, 2020, 10 (2).
[7] Zheng Wei, Luo Xin-Ni, Li Hai-Yan et al, Prevalence of insomnia symptoms and their associated factors in patients treated in outpatient clinics of four general hospitals in Guangzhou, China, BMC psychiatry, 2018, 18: 1-7.
[8] Zhu Wenfen, Wang Yutong, Tang Jiao et al, Sleep quality as a mediator between family function and life satisfaction among Chinese older adults in nursing home, BMC geriatrics, 2024, 24 (1): 379.
[9] Bai Xue, Li Zhonglu, Chen Juan et al, Socioeconomic inequalities in mental distress and life satisfaction among older Chinese men and women: The role of family functioning, Health & Social Care in the Community, 2020, 28 (4): 1270-1281.