23. OVERVIEW OF EPIDEMIOLOGY AND CLINICAL CHARACTERISTICS OF PRIMARY MENINGOMENALITIS CAUSED BY THE AMOE BONE Naegleria fowleri

Le Dinh Vinh Phuc1, Nguyen Xuan Hoang2, Nguyen Hong Ha2
1 MEDIC Medical Center Ho Chi Minh City
2 Hai Duong Maternity Hospital

Main Article Content

Abstract

Naegleria fowleri (N. fowleri) được biết là amíp ăn não người gây ra bệnh cảnh viêm não màng não do amíp nguyên phát (primary amebic meningoencephalitis: PAM). N. fowleri tìm thấy trong nước ngọt, xâm nhập vào cơ thể người qua mũi di chuyển vào não, gây viêm não nghiêm trọng rồi hoại tử mô não. Từ năm 1937 - 2018, có 381 trường hợp PAM đã được báo cáo trên toàn cầu, trong đó Mỹ có số mắc đứng đầu [1]. Tại Việt Nam, y văn ghi nhận vào năm 2012 xảy ra 1 trường hợp PAM đầu tiên ở nam thanh niên 25 tuổi có tiền sử tiếp xúc với nước ngọt qua hoạt động ngụp lặn bắt  ngọc trai ở hồ tự nhiên miền Trung, nhập bệnh viện Bệnh nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh với triệu chứng sốt, đau đầu, giảm ý thức và cứng gáy. Chọc dò dịch não tủy xét nghiệm có hiện diện bạch cầu với thành phần đa nhân trung tính chiếm ưu thế, đạm tăng, đường giảm, trên kính hiển vi soi ướt thấy xuất hiện nhiều amíp, xét nghiệm PCR đoạn gen đích RNA 18s xác định tác nhân gây bệnh là N. fowleri [2]. Khoảng hơn một tháng sau đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục xuất hiện ca bệnh thứ 2 trên bé trai 6 tuổi chậm phát triển tâm thần và vận động có khối áp-xe ở não, mẫu bệnh phẩm mô não được cơ quan pháp y gởi làm xét nghiệm PCR (polymerase chain reaction) xác định tử vong do tác nhân N. fowleri gây áp-xe não. Trong năm 2024, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận một trường hợp amíp ăn não người ở trẻ 10 tháng tuổi vào viện ngày thứ 3 với sốt cao, nôn ói, lừ đừ, xét nghiệm PCR dịch não tủy tìm thấy tác nhân N. fowleri với số lượng 3,3x107 copies/mL [3]. PAM biểu hiện các triệu chứng giống như viêm màng não do vi khuẩn, gây khó khăn trong chẩn đoán ban đầu. Điều trị kết hợp liệu pháp dùng thuốc và chăm sóc hỗ trợ. Tại Việt Nam, PAM do N. fowleri là bệnh hiếm và chưa có nhiều thông tin. Bài tổng quan này nêu lên sự đa dạng về gen, tiến bộ trong chẩn đoán và các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh do N. fowleri gây ra.

Article Details

References

[1]. Gharpure, R., Bliton, J., Goodman, A., Ali, I. K. M., Yoder, J.and et al (2021). Epidemiology and clinical characteristics of primary amebic meningoencephalitis caused by Naegleria fowleri: A global review. Clinical Infectious Diseases, 73(1):e19-e27.
[2]. Nguyen Hoan Phu, Nguyen Thi Hoang Mai, Ho Dang Trung Nghia, et al. (2013). Fatal consequences of freshwater pearl diving. Lancet, 381(9861):176. doi: 10.1016/S0140-6736(12)61730-9.
[3]. Bệnh A mip ăn não ở trẻ em- https://nhidong.org.vn/tin-tuc-su-kien/mot-truong-hop-benh-a-mip-an-nao-o-tre-em-c3-3272.aspx.
[4]. Aurongzeb, M., Rashid, Y., Ahmed Naqvi, S. H., Khatoon, A., Abdul Haq, S., Azim, M. K., et al. (2022). Naegleria fowleri from Pakistan has type-2 genotype. Iranian Journal of Parasitology, 17(1):43-52.
[5]. M Fowler, R F Carter (1965). Acute pyogenic meningitis probably due to Acanthamoeba sp.: a preliminary report. Br Med J., 2(5464):740-2. doi: 10.1136/bmj.2.5464.734-a.
[6].Matanock A, Mehal JM, Liu L, Blau DM, Cope JR. (2018). Estimation of undiagnosed Naegleria fowleri primary amebic meningoencephalitis, United States. Emerg Infect Dis., 24:162-4.
[7].Archives of Pharmacy Practice. (n.d.). Epidemiology of primary amoebic meningoencephalitis-related deaths due to Naegleria fowleri infections from freshwater in Pakistan: An analysis of 8-year dataset. Retrieved from https://archivepp.com/article/epidemiology-of-primary-amoebic-meningoencephalitis-related-deaths-due-to-naegleria-fowleri-infections-from-freshwater-in-pakistan-an-analysis-of-8-year-dataset.
[8]. Grace, E., Asbill, S., Virga, K. (2015). Naegleria fowleri: Pathogenesis, diagnosis, and treatment options. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 59(11):6677-81.
[9]. Centers for Disease Control and Prevention. (2023). Treatment | Naegleria fowleri. Retrieved from https://www.cdc.gov/parasites/naegleria/treatment.html.
[10]. Alli, A., Ortiz, J. F., Morillo Cox, Á., Armas, M., Orellana, V. A. (2021). Miltefosine: A miracle drug for meningoencephalitis caused by free-living amoebas. Cureus, 13(3): e13698.