36. ĐỨT MUỘN GÂN GẤP NGÓN CÁI DÀI KHI ĐIỀU TRỊ GÃY ĐẦU DƯỚI XƯƠNG QUAY BẰNG NẸP VÍT MẶT LÒNG: NHÂN 2 TRƯỜNG HỢP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mặc dù đứt gân duỗi các ngón hay gân duỗi ngón cái dài thường gặp khi điều trị gãy đầu dưới xương quay bằng nẹp vít, biến chứng đứt gân gấp lại rất hiếm gặp. Hầu hết các báo cáo hiện tại về đứt gân gấp ngón cái dài sau kết hợp xương bằng nẹp vít đặt mặt lòng điều trị gãy đầu dưới xương quay liên quan đến vị trí đặt nẹp thấp, do xương không lành di lệch thứ phát nên gia tăng sự va chạm giữa bờ dưới nẹp, vít với gân nên làm đứt gân.
Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm cảnh báo biến chứng đứt muộn gân gấp ngón cái dài có thể xảy ra khi kết hợp xương đầu dưới xương quay bằng nẹp vít mặt lòng và bàn luận các yếu tố góp phần gây ra biến chứng này, từ đó đưa ra cách ngăn ngừa biến chứng.
Báo cáo ca bệnh: Báo cáo 2 trường hợp đứt muộn gân gấp ngón cái dài sau lần lượt 6 tháng và 12 tháng kết hợp xương bằng nẹp nâng đỡ vít 3.5 mm đặt mặt lòng điều trị gãy đầu dưới xương quay. Kết quả: Yếu tố gây đứt gân của hai ca bệnh liên quan gân cấn vào bờ dưới nẹp và vít do nẹp đặt thấp, đầu vít lồi mặt lòng nhiều, nắn chưa hồi phục hoàn toàn giải phẫu xương. Sau khi được tháo nẹp vít, khâu nối hay ghép gân 3 tháng hồi phục vận động ngón cái hoàn toàn.
Kết luận: Khi kết hợp xương cần nắn hồi phục hoàn toàn giải phẫu xương, nẹp đặt cao khi có thể. Khi có triệu chứng như kích thích gân phẫu thuật viên nên xem xét tháo nẹp vít ngay khi đạt được sự lành xương để tránh biến chứng gân đứt làm cho việc điều trị khó khăn hơn nhiều.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Gân gấp ngón cái dài, gãy đầu dưới xương quay, nẹp vít mặt lòng, đứt muộn.
Tài liệu tham khảo
Complications following internal fixation of
unstable distal radius fracture with a palmar
locking-plate. J Orthop Trauma, 2007. 21(5): p.
316-22. doi: 10.1097/BOT.0b013e318059b993.
[2] Ring D, JB Jupiter, J Brennwald et al.,
Prospective multicenter trial of a plate for dorsal
fixation of distal radius fractures. J Hand Surg
Am, 1997. 22(5): p. 777-84. doi: 10.1016/s0363-
5023(97)80069-x.
[3] Schnur DP, B Chang, Extensor tendon rupture
after internal fixation of a distal radius fracture
using a dorsally placed AO/ASIF titanium pi plate.
Arbeitsgemeinschaft für Osteosynthesefragen/
Association for the Study of Internal Fixation.
Ann Plast Surg, 2000. 44(5): p. 564-6. doi:
10.1097/00000637-200044050-00016.
[4] Bell JS, R Wollstein, ND Citron, Rupture of
flexor pollicis longus tendon: a complication
of volar plating of the distal radius. J Bone296
Joint Surg Br, 1998. 80(2): p. 225-6. doi:
10.1302/0301-620x.80b2.8351.
[5] Nunley JA, PR Rowan, Delayed rupture of the
flexor pollicis longus tendon after inappropriate
placement of the pi plate on the volar surface of
the distal radius. J Hand Surg Am, 1999. 24(6):
p. 1279-80. doi: 10.1053/jhsu.1999.1279.
[6] Duncan SF, AJ Weiland, Delayed rupture of the
flexor pollicis longus tendon after routine volar
placement of a T-plate on the distal radius. Am J
Orthop (Belle Mead NJ), 2007. 36(12): p. 669-70
[7] Klug RA, CM Press, MH Gonzalez, Rupture
of the flexor pollicis longus tendon after volar
fixed-angle plating of a distal radius fracture:
a case report. J Hand Surg Am, 2007. 32(7): p.
984-8. doi: 10.1016/j.jhsa.2007.05.006.
[8] Cross AW, CC Schmidt, Flexor tendon injuries
following locked volar plating of distal radius
fractures. J Hand Surg Am, 2008. 33(2): p. 164-
7. doi: 10.1016/j.jhsa.2007.11.011.
[9] Cho CH, KJ Lee, KS Song et al., Delayed rupture
of flexor pollicis longus after volar plating for a
distal radius fracture. Clin Orthop Surg, 2012.
4(4): p. 325-8. doi: 10.4055/cios.2012.4.4.325.
[10] Soong M, BE Earp, G Bishop et al., Volar
locking plate implant prominence and flexor
tendon rupture. J Bone Joint Surg Am, 2011.
93(4): p. 328-35. doi: 10.2106/jbjs.J.00193.
[11] Orbay JL, A Touhami, Current concepts in volar
fixed-angle fixation of unstable distal radius
fractures. Clin Orthop Relat Res, 2006. 445: p. 58-
67. doi: 10.1097/01.blo.0000205891.96575.0f.
[12] Berglund LM, TM Messer, Complications of
volar plate fixation for managing distal radius
fractures. J Am Acad Orthop Surg, 2009. 17(6):
p. 369-77. doi: 10.5435/00124635-200906000-
00005.
[13] Matityahu AM, SN Lapalme, A Seth et al., How
placement affects force and contact pressure
between a volar plate of the distal radius and the
flexor pollicus longus tendon: a biomechanical
investigation. J Hand Surg Eur Vol, 2013. 38(2):
p. 144-50. doi: 10.1177/1753193412453436.
[14] Drobetz H, E Kutscha-Lissberg, Osteosynthesis
of distal radial fractures with a volar locking
screw plate system. Int Orthop, 2003. 27(1): p.
1-6. doi: 10.1007/s00264-002-0393-x.
[15] Casaletto JA, D Machin, R Leung et al., Flexor
pollicis longus tendon ruptures after palmar
plate fixation of fractures of the distal radius. J
Hand Surg Eur Vol, 2009. 34(4): p. 471-4. doi:
10.1177/1753193408100964.