34. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KHÂU NỐI GÂN GẤP VÙNG II BÀN TAY TẠI BỆNH VIỆN CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Vết thương do vật sắc nhọn cắt gây đứt gân gấp ở chi trên rất thường gặp. Gân gấp các ngón tay được chia làm 5 vùng theo giải phẫu, mỗi vùng có thể có những cách phẫu thuật khâu nối gân khác nhau. Trong đó vùng 2 là vùng khó khâu nối và gặp biến chứng dính gân nhiều nhất. Khâu nối gân vùng 2 như thế nào để đủ vững chắc giúp tập được vận động chủ động sớm tránh biến chứng dính gân mà gân không bị đứt lại là một thách thức điều trị.
Mục tiêu: Nhằm đánh giá và so sánh kết quả phẫu thuật khâu nối gân gấp vùng 2 ở bàn tay cũng như tỷ lệ biến chứng đứt lại giữa kỹ thuật khâu 2 sợi trục (nhóm A) tập vận động gấp thụ động sớm với 4 sợi trục (nhóm B) tập vận động gấp chủ động sớm.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả 58 bệnh nhân (88 ngón tay) bị vết thương đứt gân gấp vùng 2 bàn tay được khâu nối thì đầu tại Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. HCM từ 01/2021 – 06/2023, trong đó nhóm khâu 2 sợi trục (A) có 28 bệnh nhân với 45 ngón, nhóm khâu 4 sợi trục (B) có 30 bệnh nhân với 43 ngón. Đánh giá kết quả điều trị dựa vào đo lực nắm, tổng biên độ vận động chủ động của ngón tay (TAM), thời gian phẫu thuật, tỷ lệ gân bị đứt lại.
Kết quả: Nhóm B khâu 4 sợi trục phục hồi biên độ vận động của ngón tốt hơn nhóm A khâu 2 sợi trục với P = 0,038. Không có sự khác biệt về lực nắm giữa 2 nhóm, với P = 0,16. Tỷ lệ đứt lại nhóm B là 2,3 %, nhóm A là 11,1%.
Kết luận: Khâu gân gấp vùng 2 bàn tay với 4 sợi trục tạo điều kiện tập vận động gấp chủ động sớm, giúp hồi phục tầm vận động khớp tốt hơn hẳn khâu 2 sợi trục, và tỷ lệ đứt lại thấp hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sợi trục khâu gân, phẫu thuật bàn tay, gân gấp vùng 2.
Tài liệu tham khảo
operative hand surgery e-book. Elsevier Health
Sciences, 2021.
[2] KL Silfverskiöld, EJ May, AH Törnvall, Flexor
digitorum profundus tendon excursions during
controlled motion after flexor tendon repair in
zone II: a prospective clinical study. J Hand Surg
Am, 1992. 17(1): p. 122-131.
[3] Alice W, Sascha TB, Brigitte V et al., Fourstrand
core suture improves flexor tendon repair
compared to two-strand technique in a rabbit
model, Biomed Res Int, 2016.
[4] MD Shaieb, DI Singer, Tensile strengths of
various suture techniques. J Hand Surg Br, 1997,
22(6): p. 764-767.
[5] JW Strickland, Development of flexor tendon
surgery: twenty-five years of progress. J Hand
Surg Am, 2000, 25(2): p. 214-235.
[6] Pang L, Tong DL, Early Active Mobilization
Rehabilitation Protocol After Flexor Tendon
Repair in Zone II of the Hand: A Systematic
Review. 2016, Hand 11(1_suppl): p. 145S-145S.
[7] Phạm Thị Thanh Hiền, Nguyễn Vũ Hoàng,
Nguyễn Thanh Tùng, Đánh giá kết quả phẫu
thuật khâu nối kỳ đầu gân gấp vùng II trong điều
trị vết thương bàn tay tại Bệnh viện trung ương
Thái Nguyên; Tạp chí Y học Việt Nam, 2022,
508(2).
[8] Ahmed FS, Aasem MN, Ahmed NE et al.,
Fourstrands versus six-strands core sutures technique
for surgical management of acute zone II flexor
tendon injury; J Minia Journal of Medical
Research; 2020, 31(3): p. 291-297.
[9] Ahmed FS , Flexor digitorum profundus with
or without flexor digitorum superficialis tendon
repair in acute Zone 2B injuries; J Hand Surg
Eur, 2020, 45(10): p. 1034-1044.
[10] Chunfeng Z, Peter CA, Mark EZ et al., Resection
of the flexor digitorum superficialis reduces
gliding resistance after zone II flexor digitorum
profundus repair in vitro. J Hand Surg Am, 2002,
27(2): p. 316-321.
[11] Phạm Đình Ngân Thanh, Đánh giá hiệu quả
gập thụ động sớm theo nguyên tắc Kleinert và
Dunran sau khâu nối gân gập các ngón tay dài;
Luận văn Tốt nghiệp Bác sĩ Nội trú Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh,
2009.
[12] Nguyễn Quốc Thắng, Đánh giá kết quả điều trị đứt
gân gấp ngón II, III, IV, V bàn tay bằng phương
pháp khâu strickland; Luận văn tốt nghiệp Bác
sĩ Chuyên khoa II, Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch thành phố Hồ Chí Minh, 2022.
[13] Khương Thiện Nhơn, Đánh giá kết quả điều trị
đứt gân gấp vùng II các ngón tay dài bằng phương
pháp khâu 4 sợi trục; Luận văn tốt nghiệp Bác
sĩ Chuyên khoa II, Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch thành phố Hồ Chí Minh, 2014.
[14] Maryam F, Fereydoun L, Ali A et al., A
prospective randomized controlled trial of
controlled passive mobilization vs. place and
active hold exercises after zone 2 flexor tendon279
repair. Hand Surg, 2014, 19(01): p. 53-59.
[15] G L Hoffmann, U Büchler, E Vögelin, Vögelin,
Clinical results of flexor tendon repair in zone
II using a six-strand double-loop technique
compared with a two-strand technique; J Hand
Surg Eur Vol. 2008 Aug;33(4):418-23.
[16] J O Small, M D Brennen, J Colville, Early active
mobilisation following flexor tendon repair in
zone 2; J Hand Surg Br, 1989, 14(4): p. 383-391.
[17] P T Ali Kitis, Nihal Buker, Inci Gokalan Kara,
Comparison of two methods of controlled
mobilisation of repaired flexor tendons in zone
2, Scand J Plast Reconstr Surg Hand Surg,
2009; 43(3):160-5.
[18] Sandow M, M.J.A.H.C. McMahon, Singlecross
grasp six-strand repair for acute flexor
tenorrhaphy: modified Savage technique. 1996,
1(01): p. 41-64.
[19] Linda K, Early active motion flexor tendon
protocol using one splint. J Hand Ther, 2003,
16(3): p. 199-206.