17. KHẢO SÁT Ý KIẾN NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ SỰ PHÙ HỢP CÁC KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH TỐT NHẤT CỦA TỔ CHỨC LIÊN KẾT CỘNG ĐỒNG MẤT NGÔN NGỮ TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM

Phạm Đình Ngân Thanh1, Phạm Lê An1, Sarah J. Wallace2, Trần Nguyễn Bính Minh Hoàng3
1 Đại học Y Dược Tp. HCM
2 Đại học Queensland, Brisbane, Úc
3 Bệnh viện Phục hồi chức năng - Điều trị bệnh nghề nghiệp

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mất ngôn ngữ (MNN) làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và những người chăm sóc (NCS) họ.


Mục tiêu: Xác định (1) sự phù hợp về nội dung của các khuyến nghị (KN) thực hành tốt nhất hiện có cho chứng MNN của Tổ Chức Liên Kết Cộng Đồng Mất Ngôn Ngữ Toàn Cầu từ quan điểm của NCS tại Việt Nam (VN); và (2) các KN cần bổ sung phù hợp với thực tế tại VN.


Phương pháp nghiên cứu: Định lượng kết hợp định tính dưới dạng kỹ thuật nhóm danh định và lấy mẫu đa dạng tối đa.


Kết quả: 17 NCS cho người MNN sau đột quỵ tham gia vào 1 trong 6 nhóm danh định. Hầu hết các KN hiện có đều đạt tỉ lệ đồng ý cao (88,24 – 100%). Những KN bổ sung ưu tiên được tổng hợp thành 5 chủ đề và sắp thứ tự theo tầm quan trọng tương đối. KN được ưu tiên hàng đầu là “Người MNN và NCS nên được hỗ trợ về tâm lý” (42,16%); kế đến là “Người MNN nên được tiếp cận dễ dàng với Ngôn ngữ trị liệu” (34,31%).


Kết luận: Các KN hiện có phù hợp với nhu cầu của người MNN và người liên quan trong bối cảnh ở VN theo quan điểm của NCS. Bên cạnh đó, các KN bổ sung góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ cho chứng MNN.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Papathanasiou I, Coppens P, Aphasia and related
neurogenic communication disorders: basic
concepts, management, and efficacy. Burlington,
MA: Jones & Bartlett Learning; 2017.
[2] Simmons-Mackie N, Worrall L et al., The top
ten: best practice recommendations for aphasia.
Aphasiology. 2016; 31:1-21.
[3] Aphasia United, Khuyến nghị thực hành tốt nhất
cho Mất ngôn ngữ 2014, www.aphasiatrials.
org/wp-content/uploads/2022/10/AphasiaUnited-
BPR-Vietnamese.pdf. Ngày truy cập lại:
25/10/2023
[4] Bộ Y tế, Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị phục hồi
chức năng cho người bệnh đột quỵ (Quyết định
số 2536/QĐ-BYT ngày 16 tháng 06 năm 2020).
Hà Nội, 2020.
[5] Wallace SJ, Worrall L et al., Which outcomes
are most important to people with aphasia and
their families? An international nominal group
technique study framed within the ICF. Disability
Rehabilitation. 2017; 39(14):1364-79.144
[6] Elo S, Kyngäs H, The qualitative content
analysis process. Journal of advanced nursing.
2008; 62(1):107-15.
[7] McMillan SS, Kelly F et al., Using the Nominal
Group Technique: how to analyse across multiple
groups. Health Services and Outcomes Research
Methodology. 2014; 14(3):92-108.
[8] United States Agency for International
Development, Đánh giá tính sẵn có dịch vụ âm
ngữ và ngôn ngữ trị liệu tại Việt Nam 29/08/2016
– 30/09/2016, 2016.
[9] Nguyen HT, Gall S et al., Processes of Stroke
Unit Care and Outcomes at Discharge in
Vietnam: Findings from the Registry of Stroke
Care Quality (RES-Q) in a Major Public Hospital.
Journal of Stroke Medicine. 2019; 2(2):119-27.
[10] Brady MC, Kelly H et al., Speech and
language therapy for aphasia following stroke.
The Cochrane database of systematic reviews,
2016; 6.