4. NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ BẰNG THANG ĐIỂM PITTSBURGH (PITTSBURGH SLEEP QUALITY INDEX - PSQI) TRÊN BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIÊN ĐA KHOA THỐNG NHẤT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tăng huyết áp (THA) là một trong những bệnh mạn tính không lây phổ biến nhất hiện nay. Chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém có khuynh hướng ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến việc chăm sóc và điều trị BN. Có nhiều nghiên cứu chứng minh CLGN kém có liên quan với các nguy cơ làm tăng bệnh lý THA và các bệnh mạn tính khác. Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu về CLGN trên người bệnh THA.
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ CLGN và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân THA tại khoa Khám bệnh bệnh viện Đa khoa Thống Nhất –Đồng Nai .
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 380 bệnh nhân THA tại bệnh viện Đa khoa Thống Nhất –Đồng Nai từ tháng 04/2023-09/2023. Tất cả đối tượng đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn; CLGN kém được đánh giá qua điểm trung bình PSQI với ngưỡng cắt >5. Sử dụng các phép kiểm để xác định mối liên quan, với p <0,05.
Kết quả: Tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém là 61,8% (điểm PSQI >5), điểm trung bình thang điềm PSQI là 12 ± 6. Sau khi phân tích các biến số: tuổi trung bình (p<0,000), nhóm tuổi (p<0,000),số lượng thuốc trung bình (p<0,000), phân độ THA (p<0,000), trầm cảm (p <0,001),bệnh tim mạch (p<0,001), bệnh cơ xương khớp (p <0,001) là thật sự có liên quan đến CLGN kém.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh THA có CLGN kém còn khá cao; cần chú trọng đánh giá CLGN ở các bệnh nhân có các đặc điểm: nhóm tuổi tăng dần, sử dụng nhiều loạn thuốc, phân độ THA cao, trầm cảm, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh nhân, chất lượng giấc ngủ, tăng huyết áp, PSQI, PHQ-9.
Tài liệu tham khảo
một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng
huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa
tỉnh Nam Định năm 2016, Luận văn Thạc sỹ
điều dưỡng, Trường Đại học điều dưỡng Nam
Định, 2016.
[2] Hoàng Văn Tám, Chất lượng giấc ngủ và các yếu
tố liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp tại phòng
khám bác sĩ gia đình bệnh viện quận 2, thành
phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu y học,
26, (2022).
[3] Birhanu TE, Getachew B, Gerbi A et al.,
Prevalence of poor sleep quality and its associated
factors among hypertensive patients on follow
up at Jimma University Medical Center; Journal
of Human Hypertension, 35:94-100, 2020.
[4] Buysse DJ, Reynolds CF, 3rd, Monk TH et al.,
14 The Pittsburgh Sleep Quality Index: a new
instrument for psychiatric practice and research.
Psychiatry research. 1989; 28(2): 193-213.
[5] Słomko J, Zawadka-Kunikowska M, Kujawski
S et al., Do Changes in Hemodynamic
Parameters Depend Upon Length of Sleep
Deprivation? Comparison Between Subjects
With Normal Blood Pressure, Prehypertension,
and Hypertension. Frontiers in physiology;
2018; 9: 1374.
[6] Oume M, Obayashi K, Asai Y et al., Objective
sleep quality and night-time blood pressure in
the general elderly population: a cross-sectional
study of the HEIJO-KYO cohort. J Hypertens;
2018; 36(3): 601-607.
[7] Laura P, Rosa MB, Angelo G et al., Sleep loss
and hypertension: a systematic review. Curr
Pharm Des. 2013;19(13):2409-19.
[8] Shittu RO, Issa BA, Olanrewaju GT, Association
between Subjective Sleep Quality, Hypertension,
Depression and Body Mass Index in a Nigerian
Family Practice Setting; Journal of Sleep
Disorders and Therapy, 3(2):157, 2020.