27. TÁC DỤNG ỨC CHẾ TĂNG SINH LÀNH TÍNH TUYẾN TIỀN LIỆT CỦA VIÊN HOÀN CỨNG “TLT-BCA” TRÊN THỰC NGHIỆM

Nguyễn Duy Hoàn1, Phạm Bá Tuyến2, Nguyễn Trường Nam3, Nguyễn Thị Liên4
1 Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam
2 Bệnh viện Y học cổ truyền, Bộ Công an
3 Đại học Phenikaa
4 Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng ức chế tăng sinh lành tính tuyến tiền liệt của viên hoàn “TLT-BCA” trên chuột cống trắng gây tăng sản lành tính tuyến tiền liệt bằng testosterone propionate (TP).


Đối tượng và phương pháp: Chuột cống trắng được tiêm dưới da TP liều 3mg/kg/24h hoặc dầu vừng (lô chứng sinh lý), đồng thời cho uống viên hoàn cứng “TLT-BCA” (lô trị 1, trị 2), Dutasteride (lô tham chiếu) hoặc nước muối sinh lý (lô chứng sinh lý và lô chứng bệnh lý) trong 28 ngày liên tục.


Kết quả: Viên hoàn cứng “TLT-BCA” liều 700mg/kg/24h và 2100mg/kg/24h làm giảm được trọng lượng tiền liệt tuyến, giảm nồng độ MDA cả trong máu và trong mô tuyền tiền liệt của chuột (p < 0,01 so với chứng bệnh lý).


Kết luận: Viên hoàn cứng “TLT-BCA” có tác dụng làm giảm trọng lượng tuyến tiền liệt trên mô hình tăng sản tuyến tiền liệt lành tính ở chuột Wistar. Cơ chế tác dụng có thể liên quan đến tác dụng chống oxy hóa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Foster HE, Barry MJ, Dahm P et al., Surgical
Management of Lower Urinary Tract Symptoms
Attributed to Benign Prostatic Hyperplasia:
AUA Guideline, J Urol; 200(3), 2018, 612-619.
[2] Đỗ Thị Khánh Hỷ, Trần Đức Thọ, Tình hình u
phì đại tuyến tiền liệt ở người Việt Nam, Tạp chí
Y học Việt Nam, 2008, p. 47-52.
[3] Hội Tiết niệu thận học Việt Nam, Hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị tăng sinh lành tính tuyến
tiền liệt, Nhà xuất bản Y học, 2019, p. 9-38.
[4] Shin IS, Lee MY, Ha HK et al., Inhibitory effect
of Yukmijihwang-tang, a traditional herbal
formula against testosterone-induced benign
prostatic hyperplasia in rats, BMC Complement
Altern Med; 2012,12:48.
[5] Kullisaar T, Türk S, Punab M et al., Oxidative
stress - cause or consequence of male genital
tract disorders? Prostate; 2012, 72:977-983.
[6] Minciullo PL, Inferrera A, Navarra M et
al., Oxidative Stress in Benign Prostatic
Hyperplasia: A Systematic Review, Urol Int;
2015, 94:249-254.
[7] Meagher EA, FitzGerald GA, Indices of lipid
peroxidation in vivo: strengths and limitations,
Free Radic Biol Med; 2000, 28:1745-1750.
[8] Aydin A, Arsova-Sarafinovska Z, Sayal A et al.,
Oxidative stress and antioxidant status in
nonmetastatic prostate cancer and benign prostatic
hyperplasia, Clin Biochem; 2006, 39:176-179.
[9] Gu LH, Wu T, Zhang ZJ et al., Evaluation of
antioxidant activity of Radix Linderae and other
two Chinese drugs using TLC-bioautography.
Yao Xue Xue Bao; 41(10), 2006, 956-62.
[10] Wang CZ, Yuan HH, Bao XL et al., In vitro
antioxidant and cytotoxic properties of ethanol
extract of Alpinia oxyphylla fruits. Pharm Biol;
51(11), 2013, 1419-25.
[11] Li X, Chen W, Chen D, Protective Effect
against Hydroxyl-induced DNA Damage and
Antioxidant Activity of Radix Glycyrrhizae
(Liquorice Root), Advanced pharmaceutical
bulletin, 3(1), 2013, 167–173.