10. THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH SÂU RĂNG Ở HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI MÔNG HUYỆN MÙ CANG CHẢI TỈNH YÊN BÁI NĂM 2023

Đặng Thị Hồng Hạnh1, Nguyễn Ngọc Nghĩa1, Đào Thị Dung1
1 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tình trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng ở học sinh tiểu học người Mông tại huyện Mù Cang Chải, Yên Bái năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp và khám răng cho 700 học sinh để xác định tình trạng sâu răng và một số yếu tố liên quan đến sâu răng ở học sinh.


Kết quả: Tỷ lệ học sinh bị sâu răng chiếm 65,1%. Tỷ lệ sâu răng sữa chiếm 64,9%, sâu răng vĩnh viễn chiếm 35,1%. Học sinh bị sâu 02 răng chiếm 22,9%, sâu 03 răng chiếm 17,6%. Học sinh bị sâu trên 3 răng chiếm 9%. Chỉ số răng sữa bị sâu là 3,3, răng mất là 0,7, răng hàn là 0,1, chỉ số smt là 4,1. Chỉ số răng vĩnh viễn bị sâu là 0,8, răng mất 0,1, răng hàn là 0,1, chỉ số SMT 1,03. Ở răng sữa, tỷ lệ sâu men chiếm 42,2%, sâu ngà chiếm 44,9%, viêm tủy răng 12,8%. Ở răng vĩnh viễn, sâu men chiếm 59,4%, sâu ngà chiếm 32,5%, viêm tủy răng 8,1%. Bệnh sâu răng có mối liên quan với kiến thức, thực hành phòng bệnh của học sinh, p<0,05. Có mối liên quan giữa học sinh ở bán trú và ngoại trú với tình trạng mắc sâu răng, với p<0,01.


Kết luận: Học sinh tiểu học người Mông, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái mắc bệnh sâu răng chiếm tỷ lệ cao 65,1%. Sâu răng sữa cao chiếm 64,9%, sâu răng vĩnh viễn 35,1%. Chỉ số sâu mất trám răng sữa và răng vĩnh viễn ở mức trung bình. Bệnh sâu răng có mối liên quan với kiến thức và thực hành vệ sinh răng miệng của học sinh. Tình trạng mắc sâu răng còn liên quan đến học sinh ở bán trú và ngoại trú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Quyết định số 3108/QĐ-BYT ngày
28/7/2015 của Bộ Y tế về hướng dẫn chẩn đoán
và điều trị một số bệnh về Răng hàm mặt, Hà
Nội, 2015.
[2] Vũ Thị Sao Chi, Thực trạng sâu răng, viêm lợi và
một số yếu tố liên quan ở học sinh trường trung
học cơ sở Tân Bình, thành phố Hải Dương năm
2015, Luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng, Trường
Đại học Y tế công cộng, 2015.
[3] Nguyễn Hồng Chuyên, Lê Thị Thanh Hoa, Thực
trạng bệnh sâu răng ở học sinh của hai trường
tiểu học huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ, Tạp
chí Y Học Việt Nam, 504(1), 279 – 283, 2021.
[4] Phạm Việt Hưng, Thực trạng bệnh răng miệng
và một số yếu tố liên quan học sinh lớp 3 trên địa
bàn huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc năm 2021, Tạp
chí Y Học Việt Nam, 507(2), 182 – 185, 2021,
https://doi.org/10.51298/vmj.v507i2.1433
[5] Nguyễn Văn Kha, Phạm Hồ Đăng Khoa, Nguyễn
Thị Hồng Nhân và Cs, Tình trạng sức khỏe răng
miệng và nhu cầu điều trị của học sinh lớp 3,
Trường tiểu học Mỹ Khánh, huyện Phong Điền,
thành phố Cần Thơ năm 2021, Tạp chí Y Dược
học Cần Thơ, số 61, 2023, 293-300, https://doi.
org/10.58490/ctump.2023i61.380
[6] Đào Thị Ngọc Lan, Thực trạng và một số yếu tố
liên quan đến bệnh răng miệng ở học sinh tiểu
học tỉnh Yên Bái, Đề tài khoa học công nghệ
cấp tỉnh, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Yên Bái,
2010.
[7] Nguyễn Thị Hồng Minh, Trịnh Đình Hải, Tình
trạng sâu răng sữa ở Trẻ em Việt nam năm 2019,
Tạp chí Y học Việt Nam, 502(1), 2021, 34-38,
https://doi.org/10.51298/vmj.v502i1.549
[8] Lê Quang Vương, Đào Xuân Vinh, Thực trạng
sâu răng và một số yếu tố liên quan từ phía các
mẹ của học sinh trường tiểu học X, tỉnh Thanh
Hóa năm 2018, Tạp chí y học Quân sự số 350
(1-2), 2021.
[9] World Oral Health, Who’s Global Oral Health
status report 2022; https://onlinelibrary.wiley.
com/doi/full/10.1111/odi.14516