7. GÁNH NẶNG ĐA BỆNH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI SUY YẾU TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI BỊ LOÃNG XƯƠNG

Trương Trí Khoa1, Nguyễn Thanh Huân1, Nguyễn Đức Công2
1 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát thực trạng đa bệnh và mối liên quan giữa đa bệnh với suy yếu trên người cao tuổi bị loãng xương.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 296 bệnh nhân cao tuổi loãng xương điều trị tại khoa Nội cơ xương khớp, khoa Ngoại thần kinh, phòng khám Nội cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.


Kết quả: Nghiên cứu đã thu thập được 296 bệnh nhân cao tuổi bị loãng xương. Tỉ lệ đa bệnh trên người cao tuổi bị loãng xương là 43,2% (128/296). Những bệnh đồng mắc thường gặp bao gồm thoái hóa khớp và tăng huyết áp. Nhóm đa bệnh có tuổi trung bình cao hơn, có tỉ lệ tiền căn GXĐS, phụ thuộc ADL, phụ thuộc IADL, suy yếu nhiều hơn nhóm không đa bệnh có ý nghĩa thống kê, nhưng có tỉ lệ hoạt động thể lực ít hơn nhóm không có đa bệnh. Trong mô hình hồi quy logistic đơn biến, đa bệnh có liên quan với suy yếu, nhưng mối liên quan đi này không quan sát thấy khi thực hiện các mô hình hồi quy có hiệu chỉnh với tuổi.


Kết luận: Người cao tuổi bị loãng xương có gánh nặng đa bệnh tương đối cao với tỉ lệ 43,2%. Đa bệnh có liên quan với suy yếu trong mô hình đơn biến nhưng không quan sát thấy khi hiệu chỉnh cho tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Salive ME, Multimorbidity in older adults.
Epidemiol Rev, 35, 2013, 75-83.
[2] Rizzuto D, Melis RJF, Angleman S et al., Effect
of Chronic Diseases and Multimorbidity on
Survival and Functioning in Elderly Adults. J
Am Geriatr Soc, 65(5), 2017, 1056-60.
[3] Bliuc D, Tran T, Chen W et al., The association
between multimorbidity and osteoporosis
investigation and treatment in high-risk fracture
patients in Australia: A prospective cohort study.
PLoS Med, 20(1), 2023, e1004142.
[4] Luo Y, Chen Y, Wang K et al., Associations
between multimorbidity and frailty transitions
among older Americans, J Cachexia Sarcopenia
Muscle, 14(2), 2023, 1075-82.
[5] Chen Y, Shi L, Zheng X et al., Patterns and
Determinants of Multimorbidity in Older Adults:
Study in Health-Ecological Perspective. Int J
Environ Res Public Health, 19(24), 2022.
[6] Barcelos A, Lopes DG, Canhao H et al.,
Multimorbidity is associated with fragility
fractures in women 50 years and older: A
nationwide cross-sectional study. Bone
Rep,15:101139, 2021.
[7] Rodrigues LP, de Oliveira Rezende AT,
Delpino FM et al., Association between
multimorbidity and hospitalization in older
adults: systematic review and meta-analysis.
Age Ageing, 51(7), 2022.
[8] Gao C, Xu Y, Li L et al., Prevalence of
osteoporotic vertebral fracture among
community-dwelling elderly in Shanghai. Chin
Med J (Engl), 132(14):1749-51, 2019.
[9] Christofoletti M, Sandreschi PF, Quadros EN
et al., Physical activity and sedentary behavior
as multimorbidity discriminators among elderly
Brazilians: a cross-sectional study. Sao Paulo
Med J, 139(4):372-9, 2021.
[10] Vetrano DL, Palmer K, Marengoni A et al.,
Frailty and Multimorbidity: A Systematic
Review and Meta-analysis. J Gerontol A Biol Sci
Med Sci, 74(5):659-66, 2019.