NHIỄM KHUẨN HUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG TRUYỀN TRUNG TÂM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

Đặng Thị Thu Hương, Hồ Thị Minh Thân, Nguyễn Thị Kim Oanh, Trần Quang Nghĩa, Lê Kiến Ngãi, Trần Minh Điển

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền trung tâm (CLABSI) là tình trạng phổ biến trong chăm sóc sức khỏe gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu: Xác định tỷ suất mới mắc CLABSI tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 và một số yếu tố liên quan tới tình trạng mắc CLABSI. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 5 khoa điều trị tích cực (ĐTTC), Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng 1/2020 đến tháng 6/2020, nghiên cứu gồm 602 bệnh nhi được đặt ĐTTT sau khi nhập viện. Kết quả: Tỷ suất mới mắc NLH liên quan đến ĐTTT trong nghiên cứu là 4,0 trên 1000 ngày – catheter. Tỷ suất này cao nhất ở khoa HSCC sơ sinh là 6,3 trên 1000 ngày – catheter. Nguy cơ mắc CLABSI cao hơn ở trẻ sơ sinh so với trẻ lớn, không liên quan tới giới tính. Nguy cơ mắc CLABSI tại Bệnh viện Nhi TW cao hơn ở khoa HSCC sơ sinh so với các khoa ĐTTC, ở trẻ đặt ĐTTT ở tĩnh mạch rốn, có thời gian lưu ĐTTT từ 7 ngày trở lên. Nguy cơ mắc CLABSI giảm ở những trường hợp được thực hiện vệ sinh tay đúng cách khi đặt ĐTTT và thực hiện các thủ thuật thay dây dẫn, lấy máu qua ĐTTT; nguy cơ này cũng giảm ở các trường hợp được sát khuẩn vị trí đặt và cửa ĐTTT đúng cách.  Kết luận: Tỷ suất mới mắc CLABSI trong nghiên cứu khá thấp, là 4,0/1000 ngày catheter. Nguy cơ mắc CLABSI có liên quan tới nhóm tuổi, khoa đặt ĐTTT, vị trí đặt ĐTTT, thời gian lưu ĐTTT và việc tuân thủ các biện pháp vệ sinh tay và sát khuẩn đúng cách.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lê Thị Thanh Thủy (2018), "Áp dụng quy trình cải tiến chất lượng trong phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do Catheter trung tâm".
2. Bùi Thanh Hương (2015), Nghiên cứu tình trạng nhiễm khuẩn huyết liên quan catheter TMTT tại khoa Hồi sức ngoại Bệnh viện Nhi Trung ương, Trường đại học Thăng Long.
3. Vũ Mai Long (2017), Xác định tỷ lệ, căn nguyên vi sinh và một số yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn huyết đường truyền tĩnh mạch trung tâm, Trường đại học Y Hà Nội.
4. R. S. Watson, J. A. Carcillo, W. T. Linde-Zwirble và các cộng sự. (2003), "The epidemiology of severe sepsis in children in the United States", Am J Respir Crit Care Med, 167(5), tr. 695-701.
5. Nguyễn Thúy Hà (2019), Đánh giá kết quả kỹ thuật đặt catheter tĩnh mạch trung tâm từ tĩnh mạch ngoại vi (PICC) và các yếu tố liên quan ở trẻ sơ sinh, Đại học Y Hà Nội.
6. Sengupta, Lehmann, Marie và các cộng sự. ( 2010 Apr), "Catheter Duration & Risk of Central Line-Associated Bloodstream Infection in Neonates with PICCs.", Pediatrics, 125(4): 648–653.
7. Aaron M. Milstone, Nicholas G. Reich, Sonali Advani và các cộng sự. (2013), "Catheter Dwell Time and CLABSIs in Neonates With PICCs: A Multicenter Cohort Study", American Academy of Pediatrics, 132 ( 6).
8. Lê Bảo Huy (2013), Khảo sát tình hình nhiễm khuẩn huyết liên quan catheter tĩnh mạch trung tâm tại khoa Hồi sức tích cực chống độc - Bệnh viện Thống Nhất Tp Hồ Chí Minh, Hội nghị Hồi sức Cấp cứu Thành phố Hồ Chí Minh.