21. ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HẢI HÀ, TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2023

Trần Quang Điện1, Đỗ Thị Hạnh Trang2
1 Trung tâm Y tế huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
2 Trường Đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả điều kiện an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và tìm hiểu một số yếu tố liên quan trên địa bàn huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh năm 2023.


Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, 197 đối tượng nghiên cứu là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đã đăng kí kinh doanh trên địa bàn tại huyện Hải Hà, tỉnh Quảng ninh. Điều kiện ATTP được đánh giá bằng bảng kiểm được xây dựng dựa trên thông tư số 48/2015/ TT-BYT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Y tế.


Kết quả: 31,98% số số cơ sở kinh doanh được đánh giá là đạt vệ sinh ATTP chung. Quy mô hoạt động, loại hình kinh doanh nhà hàng ăn uống (OR=4,67 và 95% CI: 1,98-10,98), là cơ sở chế biến suất ăn sẵn (OR=0,27 và 95% CI: 0,11-0,64), số lần được thanh/kiểm tra trong 1 năm từ 3 lần trở lên (OR=7,2; 95%CI=3,48-14,98) và kết quả lần kiểm tra gần nhất được đánh giá đạt (OR=24,08; 95%CI=11,01-52,65) là các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng được đánh giá là đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.


Kết luận: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống đạt vệ sinh ATTP chưa cao. Cần bổ sung các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật, đầu tư vào nâng cấp cơ sở vật chất, chọn lọc và kiểm soát chặt chẽ nguyên liệu đầu vào.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sở Y tế Hà Nội, Thông tin y tế trên các báo
ngày 1/6/2022 2020 [Available from: https://
soyte.hanoi.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_
publisher/4IVkx5Jltnbg/content/thong-tin-
y-tetren-cac-bao-ngay-1-6-2022.
[2] Nguyễn Văn Tư, Trương Thị Thùy Dương, Đỗ
Văn Hàm, Kiến thức, thực hành an toàn thực
phẩm (ATTP) của người chế biến và kinh doanh
thực phẩm tại thành phố Bắc Ninh, Tạp chí Dinh
dưỡng và Thực phẩm;18(1), 2022, 1-9.
[3] Trung tâm Y tế Huyện Hải Hà, Báo cáo chung164
về cơ sở kinh doanh ăn uống trên địa bàn huyện
Hải Hà; 2021.
[4] Võ Ngọc Tuấn, Thực trạng tuân thủ quy định an
toàn thực phẩm của các quán ăn và một số yếu
tố ảnh hưởng tại phường Hưng Lợi, quận Ninh
Kiều, Cần Thơ năm 2021, Tạp chí Y học Việt
Nam;515(1), 2022.
[5] Trần Quốc Huy, Kiến thức, thực hành về an
toàn thực phẩm của người chế biến chính tại
các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố phường
Vạn Thạnh, thành phố Nha Trang năm 2019,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y tế công
cộng; 2019.
[6] Phan Thị Lành, Kiến thức, thực hành về an toàn
thực phẩm và một số yếu tố liên quan của người
chế biến chính tại các quán kinh doanh thức ăn
đường phố huyện Tân Hồng tỉnh Đồng Tháp
năm 2016, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Y
tế Công cộng, 2016.
[7] Hoàng Thị Thanh Hải, Điều kiện đảm bảo an
toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan ở
các nhà hàng, cửa hàng ăn thành phố Đồng Hới,
tỉnh Quảng Bình năm 2022, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Y tế Công cộng, 2022.
[8] UBND tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo số 44/BCBCĐLNATTP
về Kết quả thực hiện công tác bảo
đảm An toàn thực phẩm năm 2022 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2023 của tỉnh Quảng Ninh. In:
LNATTP UtQN-Cqttbcđ, editor. Quảng Ninh:
UBND tỉnh Quảng Ninh, 2022.
[9] Nguyễn Thùy Dương, Đánh giá điều kiện đảm
bảo an toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan
tại các cửa hàng phở trên địa bàn quận Đống Đa,
Hà Nội, năm 2014, Luận văn thạc sỹ, Trường
Đại học Y tế Công cộng, 2014.
[10] Vũ Thị Tám, Thực trạng điều kiện an toàn thực
phẩm và một số yếu tố liên quan đến an toàn thực
phẩm tại các nhà hàng và cửa hàng ăn tại phường
Bãi Cháy Hạ Long năm 2019, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học Y tế Công cộng, 2019.