20. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ CƠ HỌC BẰNG THANG ĐIỂM NUTRIC SỬA ĐỔI (MNUTRIC)

Nguyễn Đức Phúc1, Lương Thị Hồng Minh2
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2 Đại học Y khoa Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng thời gian nằm viện, thời gian thở máy và làm tăng nguy cơ tử vong đối với những bệnh nhân Hồi sức tích cực.


Mục tiêu nghiên cứu: Phân loại nguy cơ dinh dưỡng và xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thông qua giá trị thang điểm mNUTRIC trên bệnh nhân thông khí cơ học.


Đối tượng: Nghiên cứu tiến hành trên 100 bệnh nhân ≥18 tuổi và được TKCH ≥48h tại khoa Hồi sức tích cực (HSTC) - Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An từ tháng 03/3023 đến tháng 05/2023. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang, có phân tích.


Kết quả: Tuổi trung bình 72,99; nam giới 72%; nguy cơ suy dinh dưỡng cao theo thang điểm mNUTRIC chiếm 40% và có điểm trung bình là 6,43.Tỉ lệ tử vong chung là 26% và tỉ lệ tử vong ở nhóm mNUTRIC ≥ 5 là 47,5%. Điểm trung bình của mNUTRIC ≥5 ở nhóm tử vong cao hơn so với mNUTRIC <5. Thang điểm mNUTRIC có giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân HSTC với diện tích dưới đường cong AUC = 0,767 (95%CI 0,659 - 0,874), điểm cắt là 4,5 với độ nhạy 73,08% và độ đặc hiệu 71,62% (p<0,05).


Kết luận: 40% bệnh nhân thông khí cơ học có nguy cơ dinh dưỡng cao và điểm số mNUTRIC cao có liên quan đến thời gian thở máy, thời gian điều trị tại khoa hồi sức kéo dài và tỷ lệ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Lưu Ngân Tâm, Hướng dẫn dinh dưỡng trong
điều trị bệnh nhân nặng, Nhà xuất bản Y học, Hà
Nội, 2019.
[2] Powers J,Samaan K, Malnutrition in the ICU
patient population; Crit Care Nurs Clin North
Am, 26(2), 2014, 227–242.
[3] Lê Thị Phương Thúy, Nguyễn Phương Thảo,
Đinh Trọng Hiếu et al., Tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh thở máy tại Khoa hồi sức tích
cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa
năm 2019, Tạp chí Nghiên cứu y học, 146(10),
2021, 55–63.
[4] Nguyễn Hữu Hoan, Tình trạng dinh dưỡng và
thực trạng nuôi dưỡng bệnh nhân tại khoa Hồi
sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2015,
Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2015.
[5] Nguyễn Thị Trang, Tình trạng dinh dưỡng và
thực trạng nuôi dưỡng người bệnh tại khoa Hồi
sức tích cực Bệnh viện Lão khoa Trung ương
năm 2017, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội,
2017.
[6] Phạm Thị Diệp, Phạm Duy Tường, Nguy cơ dinh
dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh
nhập khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa
Nông nghiệp năm 2020, Tạp chí Nghiên cứu y
học, 142(6), 2021, 126–132.
[7] Heyland DK, Dhaliwal R, Jiang X et al.,
Identifying critically ill patients who benefit the
most from nutrition therapy: the development
and initial validation of a novel risk assessment
tool. Crit Care, 15(6), 2011, R268.
[8] Mendes R, Policarpo S, Fortuna P et al.,
Nutritional risk assessment and cultural
validation of the modified NUTRIC score in
critically ill patients-A multicenter prospective
cohort study; J Crit Care, 37, 2017, 45–49.
[9] Ata ur-Rehman HM, Ishtiaq W, Yousaf M et
al., Modified Nutrition Risk in Critically Ill
(mNUTRIC) Score to Assess Nutritional Risk in
Mechanically Ventilated Patients: A Prospective
Observational Study from the Pakistani
Population; Cureus, 10(12), 2018, e3786.
[10] Kalaiselvan MS, Renuka MK, Arunkumar
AS, Use of Nutrition Risk in Critically ill
(NUTRIC) Score to Assess Nutritional Risk
in Mechanically Ventilated Patients: A
Prospective Observational Study. Indian J Crit
Care Med, 21(5), 2017, 253–256.
[11] Rahman A, Hasan RM, Agarwala R et al.,
Identifying critically-ill patients who will benefit
most from nutritional therapy: Further validation
of the “modified NUTRIC” nutritional risk
assessment tool; Clin Nutr, 35(1), 2016, 158–162.