7. NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ VIÊN NANG NHẤT GAN LINH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xây dựng quy trình bào chế viên nang Nhất gan linh và đánh giá chất lượng của sản phẩm đã bào chế.
Đối tượng và phương pháp: Bào chế viên nang Nhất gan linh từ cao toàn phần chứa 15 dược liệu (Sa sâm, Sinh địa, Đương quy, Xuyên luyên tử, Trư linh, Bạch linh, Mật nhân, Trạch tả, Râu ngô, Hoàng bá, Mẫu đơn bì, Sơn thù, Chỉ thực, Sài hồ và Bạch thược) bằng phương pháp xát hạt ướt và đánh giá chất lượng viên nang theo Dược điển Việt Nam V.
Kết quả: Công thức bào chế viên nang Nhất gan linh gồm cao toàn phần Nhất gan linh 500mg, tinh bột ngô 35mg, Natri starchglycolat 35mg, Magnesi tearat 10mg và Aerosil 4mg; quy trình bào chế gồm điều chế bột cao toàn phần bằng phun sấy, trộn đồng lượng, xát hạt, sấy khô và đóng nang. Viên nang đạt tiêu chuẩn theo quy định của Dược điển Việt Nam V về các chỉ tiêu: mất khối lượng do làm khô, độ rã, độ đồng đều khối lượng, định tính và định lượng, thử giới hạn nhiễm khuẩn và kim loại nặng.
Kết luận: Đã nghiên cứu bào chế được viên nang Nhất gan linh góp phần hỗ trợ điều trị bệnh lý xơ gan, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu sâu hơn nhằm phát huy giá trị của bài thuốc y học cổ truyền.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viên nang, Nhất gan linh, xơ gan.
Tài liệu tham khảo
2, Nhà xuất bản Y học, 2012, 9-16.
[2] Nguyễn Khánh Trạch, Phạm Thị Thu Hồ, Chẩn
đoán và điều trị xơ gan, Bài giảng bệnh học nội
khoa; Tập 2, 2015,193-202.
[3] World Health Organization, World Hepatitis
Day: Increased knowledge key to prevention and
treatment of Hepatitis in Viet Nam, 2016.
[4] Hoàng Minh Chung, Nguyễn Thị Minh Tâm,
Trần Lưu Vân Hiền và cộng sự, Bào chế Đông
Dược; Nhà xuất bản Y học, 2005.
[5] Phùng Hoà Bình, Võ Xuân Minh, Vũ Văn Điền
và cộng sự, Kỹ thuật bào chế và chế biến thuốc
cổ truyền. Nhà xuất bản Y học, 2004.
[6] Gibson M, Pharmaceutical preformulation and
formulation: A practical guide from candidate
drug selection to commercial dosage form. CRC
Press, 2016.
[7] Aulton MEJ, Pharmaceutics: The science of
dosage form design; 2002.
[8] Bộ Y tế, Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản
Y học, 2017.