16. KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA NGƯỜI CHẾ BIẾN TẠI BẾP ĂN TẬP THỂ CÁC TRƯỜNG MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành về an toàn thực phẩm của người chế biến (NCB) và một số yếu tố liên quan tại bếp ăn tập thể các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 110 đối tượng nghiên cứu là người chế biến thực phẩm hoặc tham gia vào các công đoạn chế biến thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trường mầm non. Kiến thức và thực hành của người chế biến được đánh giá theo bộ câu hỏi và bảng kiểm quan sát được xây dựng dựa trên quyết định số: 37/QĐ-ATTP ban hành năm 2015. Nhập liệu và xử lý số liệu trên hai phần mềm Epidata 3.1 và Stata 16, sử dụng phương pháp thống kê mô tả tần số (n) và tỷ lệ (%), kiểm định Chi-square (khi bình phương) để tìm kiếm sức khác biệt với mức ý nghĩa α=0,05.
Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ NCB thực phẩm có kiến thức chung về an toàn thực phẩm đạt là 70,9%, tỷ lệ NCB thực phẩm có thực hành chung về an toàn thực phẩm đúng là 60,9%. Các yếu tố liên quan tới kiến thức của NCB bao gồm: trình độ học vấn trên THPT (OR=5,4; 95%CI: 1,3 - 22,2; p=0.019) và vị trí làm việc của NCB trong bếp ăn hiện tại là bếp trưởng (OR= 4,3; 95%CI: 1,3 - 14,3; p=0.040). Tương tự, đây cũng là hai yếu tố có liên quan tới thực hành của NCB (trình độ học vấn trên THPT (OR=4,2; 95%CI: 1 - 16,7; p=0,044) và vị trí làm việc bếp trưởng của NCB trong bếp ăn hiện tại (OR= 3,5; 95%CI: 1 - 11,9; p=0,050).
Kết luận: Tỷ lệ kiến thức chung đạt và thực hành chung đạt về an toàn thực phẩm của NCB tại các BATT các trường mầm non ở mức khá tốt. Trình độ học vấn và vị trí làm việc của NCB trong bếp ăn hiện tại là hai yếu tố có liên quan mang ý nghĩa thống kê tới cả kiến thức và thực hành của NCB thực phẩm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
An toàn thực phẩm, bếp ăn tập thể, trường mầm non.
Tài liệu tham khảo
of the global burden of foodborne diseases:
foodborne disease burden epidemiology
reference group 2007-2015. 2015: World Health
Organization.
[2] Sharif, L. and T. Al-Malki, Knowledge, attitude
and practice of Taif University students on food
poisoning. Food Control, 2010. 21(1): p. 55-60.
[3] Sani, N.A. and O.N. Siow, Knowledge, attitudes
and practices of food handlers on food safety
in food service operations at the Universiti
Kebangsaan Malaysia. Food control, 2014. 37:
p. 210-217.
[4] Nguyễn Thị Thắm, Đào Thị Thu Thủy, Cáp
Minh Đức, Kiến thức, thực hành của người chế
biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thành
phố Hải Dương năm 2020, Tạp chí Nghiên cứu
Y học, 2021. 146 (10).
[5] Đào Thị Thanh Thủy, Kiến thức, thực hành về
ATTP của người chế biến và điều kiện vệ sinh
tại các bếp ăn tập thể trên địa bàn huyện Thanh
Bình, tỉnh Đồng Tháp, Trường Đại học Y tế
Công cộng, Hà Nội, 2015.
[6] Trần Hữu Thọ, Thực trạng điều kiện an toàn
thực phẩm tại bếp ăn tập thể các trường mầm
non huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang năm 2018,
Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội, 2018.
[7] Nguyễn Ánh Hồng, Điều kiện an toàn thực phẩm
của bếp ăn tập thể; kiến thức, thực hành về an
toàn thực phẩm và một số yếu tố liên quan của
người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm
non huyện Hoài Đức năm 2015, Trường Đại học
Y tế Công cộng, Hà Nội, 2015.
[8] Nguyễn Văn Phúc, Điều kiện an toàn thực phẩm
và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực
hành của người chế biến tại bếp ăn tập thể các
trường mầm non tại thành phố Sóc Trăng, tỉnh
Sóc Trăng năm 2016, Trường Đại học Y tế Công
cộng, Hà Nội, 2016.
[9] Trần Anh Liệt, Kiến thức, thực hành về an toàn
thực phẩm của nhân viên bếp ăn tập thể trường
mầm non huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ năm 2021
và một số yếu tố ảnh hưởng, Trường Đại học Y
tế Công cộng, 2021.
[10] Đinh Trung Kiên, Thực trạng điều kiện an toàn
thực phẩm và kiến thức, thực hành của người chế
biến tại bếp ăn tập thể các trường mầm non thuộc
Yên Mô, Ninh Bình, Đại học Y tế Công cộng,
Hà Nội, 2014.
[11] Lee, H.K., et al., Assessment of food safety
knowledge, attitude, self-reported practices, and
microbiological hand hygiene of food handlers.
International journal of environmental research
and public health, 2017. 14(1): p. 55.
[12] Al-Shabib, N.A., S.H. Mosilhey, and F.M.
Husain, Cross-sectional study on food safety
knowledge, attitude and practices of male food
handlers employed in restaurants of King Saud
University, Saudi Arabia. Food control, 2016.
59: p. 212-217.
[13] Nguyễn Thị Bích San, Thực trạng điều kiện vệ
sinh an toàn thực phẩm và kiến thức, thực hành
của người chế biến tại bếp ăn tập thể các trường
mầm non quận Cầu Giấy, Hà Nội năm 2010-
2011, Trường Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội,
2011.