25. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA RĂNG HÀM LỚN THỨ 2 HÀM DƯỚI SỬ DỤNG TRÂM XP FINISHER KÍCH HOẠT BƠM RỬA VÀ HỆ THỐNG LÈN NHIỆT BA CHIỀU THÔNG QUA CHỈ SỐ COPI

Lê Hồng Vân1, Nguyễn Tiến Hải1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội nha răng hàm lớn thứ 2 hàm dưới sử dụng hệ thống trâm xoay kích hoạt bơm rửa và hệ thống lèn nhiệt ba chiều thông qua chỉ số COPI.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 35 răng HL2HD của 33 bệnh nhân được chẩn đoán bệnh lý tuỷ và bệnh lý chóp răng có chỉ định điều trị nội nha. Điều trị được thực hiện với trâm XP finisher để kích hoạt dung dịch bơm rửa, trám bít hệ thống ống tuỷ bằng kỹ thuật trám sóng liên tục. Kết quả điều trị và theo dõi liền thương trên phim CBCT dựa vào chỉ số COPI và ETTI.


Kết quả: Tại thời điểm trong vòng 72h sau điều trị, đa số các trường hợp có kết quả điều trị tốt (88,57%), các trường hợp có kết quả kém phân bố ở tổ hợp kiểu hình có tiên lượng xấu (S3R3D3) đồng thời có chỉ số khối trám bít L3. Tại thời điểm 6-24 tháng sau điều trị, tỉ lệ “Đã lành thương” chiếm 82,86%, “Đang lành thương” chiếm 8,57% và “Không lành thương” chiếm 8,57%; đa số các trường hợp có sự thay đổi kiểu hình của COPI theo chiều hướng tốt với 29 đạt kiểu hình S0R0D0, 6 răng đạt kiểu hình S1R1D1.


Kết luận: Răng HL2HD với giải phẫu hệ thống ống tuỷ phức tạp có kết quả điều trị nội nha tốt với kỹ thuật lèn nhiệt trám sóng liên tục và kích hoạt bơm rửa bằng trân XP Finisher. Phim CBCT có giá trị trong theo dõi kết quả điều trị và liền thương quanh chóp qua hai chỉ số ETTI và COPI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Seo, M. and D. Park, C‐shaped root canals
of mandibular second molars in a Korean
population: clinical observation and in vitro
analysis. International endodontic journal, 2004.
37(2): p. 139-144.
[2] Tahmasbi M et al., Prevalence of middle mesial
canals and isthmi in the mesial root of mandibular
molars: an in vivo cone-beam computed
tomographic study. Journal of endodontics,
2017. 43(7): p. 1080-1083.
[3] Karade P et al., Efficiency of different endodontic
irrigation and activation systems, self-adjusting
file instrumentation/irrigation system, and
XPendo finisher in removal of the intracanal smear
layer: An Ex vivo scanning electron microscope
study. Journal of Pharmacy & Bioallied Sciences,
2021, 13(Suppl 1): p. S402.
[4] Nangia D et al., Influence of final apical width on
smear layer removal efficacy of Xp Endo Finisher
and Endodontic Needle: An ex vivo study.
European endodontic journal, 2020, 5(1): p. 18.
[5] Carvalho MC et al., Effectiveness of XP-Endo
Finisher in the reduction of bacterial load in
oval-shaped root canals. Brazilian oral research,
2019. 33.
[6] Venskutonis T et al., The importance of
conebeam computed tomography in the management
of endodontic problems: a review of the
literature. Journal of endodontics, 2014, 40(12):
p. 1895-1901.
[7] Venskutonis T et al., Periapical and endodontic
status scale based on periapical bone lesions and
endodontic treatment quality evaluation using
cone-beam computed tomography. Journal of
endodontics, 2015. 41(2): p. 190-196.
[8] Chu Thị Trâm Anh, Nhận xét hình thái ống tuỷ
và đánh giá kết quả điều trị tuỷ răng hàm lớn thứ
hai hàm dưới, Luận án tốt nghiệp chuyên khoa
cấp 2, 2009.
[9] Lê Hồng Vân, Nhận xét kết quả điều trị tủy bằng
phương pháp hàn nhiệt ba chiều với kỹ thuật lèn
tay và lèn máy Touch N Heat- Obtura II, Luận
văn tốt nghiệp BSNT bệnh viện, Đại học Y Hà
Nội, 2001.
[10] Sari Ş. and L. Durutűrk, Radiographic evaluation
of periapical healing of permanent teeth with
periapical lesions after extrusion of AH Plus
sealer. Oral Surgery, Oral Medicine, Oral
Pathology, Oral Radiology, and Endodontology,
2007. 104(3): p. e54-e59.
[11] Ricucci D et al., Apically extruded sealers: fate
and influence on treatment outcome, Journal of
endodontics, 2016, 42(2): p. 243-249.