21. HIỆU QUẢ KHÁNG SINH DỰ PHÒNG TRONG PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG ĐÒN BẰNG KẾT XƯƠNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 175
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả điều trị của phác đồ kháng sinh dự phòng (KSDP) ở bệnh nhân gãy xương đòn được phẫu thuật kết xương nẹp vít tại Bệnh viện Quân y 175.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 147 bệnh nhân gãy kín xương đòn được phẫu thuật kết xương nẹp vít tại bệnh viện Quân y 175 từ tháng 01/2020 đến tháng 12/2021. Đánh giá thang điểm ASEPSIS sau phẫu thuật.
Kết quả: Hiệu quả của chương trình KSDP triển khai tại bệnh viện với tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) sau phẫu thuật ở nhóm bệnh nhân sử dụng KSDP và nhóm đối chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. 147 bệnh nhân, không có bệnh nhân bị NKVM ở các thời điểm khám theo dõi. Ở cả hai nhóm có 100% bệnh nhân ra viện với đánh giá vết thương lành tốt theo thang điểm ASEPSIS. Thời gian nằm viện sau mổ của nhóm KSDP ngắn hơn thời gian nằm viện của nhóm đối chứng. Hiệu quả về kinh tế được thể hiện khá rõ rệt giữa hai nhóm. Chi phí kháng sinh điều trị trung bình cho một đợt phẫu thuật ở nhóm KSDP là 76,43 ± 86,87 nghìn Việt Nam đồng (VNĐ), gần bằng 1/10 trung bình chi phí kháng sinh cho một đợt điều trị cho một bệnh nhân trong nhóm đối chứng là 754,64 ± 757,84 nghìn VNĐ, (p < 0,05).
Kết luận: Áp dụng KSDP trong phẫu thuật điều trị gãy xương đòn bằng nẹp vít là một phương pháp giúp nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn cho người bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kháng sinh dự phòng, gãy xương đòn, ASEPSIS.
Tài liệu tham khảo
chi phí điều trị và yếu tố nguy cơ của nhiễm
khuẩn vết mổ tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất164
Đồng Nai”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập
18 (1), 2014, tr. 203-208.
[2] Trần Thị Hương Ngát, Phân tích tình hình sử
dụng kháng sinh trên bệnh nhân phẫu thuật mổ
lấy thai tại Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa khu
vực Cẩm Phả, Luận văn dược sĩ chuyên khoa cấp
I, Trường Đại học Dược Hà Nội, 2020.
[3] Lê Thị Anh Thư, “Những rào cản trong áp dụng
hướng dẫn sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân
ngoại khoa tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Y học Thành
phố Hồ Chí Minh, tập 15 (2), 2011, tr. 38-43.
[4] Almasaudi AS, “The relationship between
body mass index and short term postoperative
outcomes in patients undergoing potentially
curative surgery for colorectal cancer: A
systematic review and meta-analysis”, Crit Rev
Oncol Hematol, vol. 121, 2018, pp. 68-73.
[5] Campwala I, “A Comparative Analysis of
Surgical Wound Infection Methods: Predictive
Values of the CDC, ASEPSIS, and Southampton
Scoring Systems in Evaluating Breast
Reconstruction Surgical Site Infections”, Plast
Surg (Oakv), vol. 27 (2), 2019, pp. 93-99.
[6] Cho M, “Underweight body mass index as a
predictive factor for surgical site infections after
laparoscopic appendectomy”, Yonsei Med J,
vol. 55 (6), 2014, pp. 1611-1616.
[7] Kaye KS, “The effect of increasing age on the
risk of surgical site infection”, J Infect Dis, vol.
191 (7), 2005, pp. 1056-1062.
[8] WHO, Antimicrobial resistance: Global report
on surveillance, World Health Organization,
Geneva, 2014.
[9] Wilson AP, “A scoring method (ASEPSIS) for
postoperative wound infections for use in clinical
trials of antibiotic prophylaxis”, Lancet, vol. 1
(8476), 1986, pp. 311-313.