18. KHẢO SÁT GIÁ TRỊ VÀ SỰ THAY ĐỔI NỒNG ĐỘ PROCALCITONIN, LACTAT, BẠCH CẦU VỚI YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG Ở BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Khảo sát giá trị và sự thay đổi nồng độ procalcitonin, lactat, bạch cầu với yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 98 bệnh nhân chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn điều trị nội trú và chỉ định làm xét nghiệm procalcitonin, lactate và công thức máu từ 9/2020 đến 8/2021.
Kết quả: Nồng độ procalcitonin tại thời điểm T1 (74,83 ng/mL), nhóm bệnh nhân sống là 34,54 ± 22,1 ng/mL và nhóm tử vong là 97,22 ± 41,09 ng/mL; nhóm sống procalcitonin giảm 33,3% sau 24 giờ, 62,7% sau 48 giờ; nhóm tử vong procalcitonin giảm từ 1,0% xuống 0,03%. Tại thời điểm T3, giá trị điểm cắt procalcitonin bằng 35,15 ng/mL (p < 0,01) có khả năng dự báo tử vong với độ nhạy là 98,4%; độ đặc hiệu là 97,1% và diện tích dưới đường cong là 0,988.
Kết luận: Nồng độ procalcitonin ban đầu có giá trị tiên lượng tử vong ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, procalcitonin giảm nhanh ở các bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
PCT; sốc nhiễm khuẩn; Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Tài liệu tham khảo
review. Crit Care Lond Engl, 14(1), 2010, R15.
[2] Nguyễn Gia Bình, “Procalcitonin-Marker của
nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết”, Hội nghị143
Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Xanh Pôn, 2013.
[3] Trần Xuân Thịnh, “Nghiên cứu sự biến đổi và
giá trị tiên lượng của procalcitonin huyết thanh ở
bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng”, Luận án Tiến sĩ
Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, 2017.
[4] Lê Thị Xuân Thảo, Lê Xuân Trường, Bùi Thị
Hồng Châu & cs, “Mối liên quan giữa nồng độ
lactate máu,procalcitonin, C- Reactive Protein
(CRP) ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết và nhiễm
khuẩn huyết có sốc tại Bệnh viện Đa khoa Đồng
Tháp”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh,
22 (2), 2018, tr.230-235.
[5] Spoto S, Fogolari M, De Florio L et al.,
Procalcitonin and MR- proAdrenomedullin
combination in the etiological diagnosis and
prognosis of sepsis and septic shock. Microb
Pathog, 2019, 137, 103763
[6] Tôn Thanh Trà, Bùi Quốc Thắng, “Đặc điểm bạch
cầu, C‐ Reactive Protein(CRP), procalcitonin,
lactate máu trên bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết/
sốc nhiễm khuẩn tại khoa cấp cứu”, Tạp chí
Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18(1), 2014,
tr.279-283
[7] Hohn A, Schroeder S, Gehrt A et al.,
Procalcitonin-guided algorithm to reduce length
of antibiotic therapy in patients with severe
sepsis and septic shock. BMC Infect Dis, 2013,
13, 158
[8] Vincent JL, Rello J, Marshall J et al., International
study of the prevalence and outcomes of infection
in intensive care units. JAMA, 302(21), 2009,
2323–2329
[9] Hoàng Công Tình, Nghiên cứu giá trị của
procalcitonin trong chẩn đoán nguyên nhân và
tiên lượng ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn được
lọc máu liên tục tĩnh mạch – tĩnh mạch; Luận
án Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y
Dược Lâm sàng 108, Hà Nội, 2018.
[10] Vũ Quang Huy, Lê Đình Thanh, Cao Thị Vân,
“Khảo sát khả năng dự báo nguy cơ tử vong
của nồng độ procalcitonin máu ở bệnh nhân sốc
nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Thống Nhất”, Tạp
chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 19(5), 2015,
tr.211-214.