7. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SINH HOẠT TẠI CÁC TRẠM CẤP NƯỚC, NHÀ MÁY NƯỚC TẬP TRUNG TỈNH HẬU GIANG NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

Lê Ngọc Trâm1, Hồ Đắc Thoàn2
1 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hậu Giang
2 Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng nước sinh hoạt các cơ sở cấp nước tập trung và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước tại tỉnh Hậu Giang năm 2023.


Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu ngang mô tả, kết hợp định lượng và định tính trên toàn bộ 60 các cơ sở cáp nước tỉnh Hậu Giang năm 2022 nhằm đánh giá chất lượng nước sinh hoạt và một số yếu tố ảnh hưởng. Thu thập số liệu dựa trên kết quả xét nghiệm mẫu nước gồm 13 chỉ tiêu của Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh từ các cơ sở cấp nước và phỏng vấn 60 người quản lý bằng bộ câu hỏi theo Thông tư 50/2015/TT-BYT.


Kết quả: Kết quả cho thấy cơ sở có mẫu nước đạt chỉ tiêu theo QCVN 01-01:2018/BYT chiếm 43,3%. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước gồm: trình độ được đào tạo chuyên môn của người quản lý (OR=10,41; CI 95%: 1,24-87,7); mô hình cấp nước (OR=8,81; CI 95%: 2,66- 29,15); tự kiểm soát chất lượng nước (OR=1,7; CI 95%: 1,55-2,00); nguy cơ ô nhiễm nguồn nước (OR=3,33; CI 95%: 1,06-10,27); thời gian hoạt động của cơ sở (OR=6,45; CI 95%: 1,55-26,83); xử lý và khử trùng nước cấp (OR=1,36; CI 95%: 1,31-1,42).


Kết luận: Cơ sở có mẫu nước đạt chỉ tiêu theo QCVN 01-01:2018/BYT đạt mức trung bình. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước gồm: trình độ được đào tạo chuyên môn của người quản lý, mô hình cấp nước, tự kiểm soát chất lượng nước, nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, thời gian hoạt động của cơ sở, xử lý và khử trùng nước.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Tài nguyên & Môi trường, Báo cáo hiện trạng
môi trường quốc gia. Hà Nội, 2020.
[2] Hoàng Anh Tuấn, Thực trạng vệ sinh môi trường
của người Dao tại một số xã biệt khó khăn tỉnh
Thái Nguyên và thử nghiệm mô hình can thiệp,
Luận án tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên, 2014.
[3] Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Báo cáo
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nước
sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn năm 2019,
Hà Nội, 2020.
[4] Bộ Y tế, QCVN 01-1:2018/BYT: Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng
cho mục đích sinh hoạt, 2018.
[5] Đoàn Thu Hà, Đánh giá hiện trạng cấp nước
nông thôn đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất
giải pháp”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và
môi trường, số 43, 2013, tr 3-10.
[6] Ngô Thị Nhu, Nghiên cứu một số yếu tố chất
lượng nước sinh hoạt và bệnh liên quan ở 6 xã
nông thôn Thái Bình và đánh giá hiệu quả can
thiệp, Luận án Tiến sỹ Dịch tễ học, Học viện
quân Y, 2008.
[7] Nguyễn Thị Xuân, Đánh giá chất lượng nước
sinh hoạt và đề xuất mô hình xử lý nước sạch
quy mô hộ gia đình xã Minh Quang, Tam Đảo,
Vĩnh Phúc, Báo cáo thực tập tốt nghiệp, Đai học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, 2011.
[8] Tahera A, Water Quality Index for measuring
drinkingwater quality in rural Bangladesh:
a cross-sectional study. Journal of Health,
Population and Nutrition (2016) 35:4
[9] Raphael CM, Assessment of drinking water
quality and rural household water treatment in
Balaka District, Malawi. Physics and Chemistry
of the Earth, 2016.