1. TÍNH ƯA THÍCH VẬT CHỦ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH CỦA VÉC TƠ SỐT RÉT TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN EA SÔ, XÃ EA SÔ, HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định vật chủ ưa thích, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét và chỉ số lan truyền của của véc tơ sốt rét tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, xã Ea Sô, huyện Ea Ka, tỉnh Đắk Lắk.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang xác định máu vật chủ bằng phương pháp khuếch tán trên thạch và xác định ký sinh trùng trong muỗi bằng Real time PCR được thực hiện theo quy trình của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương. Xác định chỉ số lan truyền côn trùng của VTSR theo WHO (2013) vào tháng 6 và tháng 11 năm 2020, tháng 5 và tháng 12 năm 2021.
Kết quả: An. dirus đốt người chiếm tỷ lệ 100% (15/15) và muỗi An. maculatus đốt trâu, bò chiếm tỷ lệ 100% (2/2). Tuy nhiên với cỡ mẫu tương đối nhỏ nên kết quả chưa đủ để đánh giá vật chủ của muỗi mà chỉ phần nào mô tả được tập tính đốt mồi của véc tơ truyền bệnh sốt rét. Chỉ phát hiện được 1 loài ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) là P. vivax nhiễm ở An. dirus bắt được ở trong rừng với tỷ lệ 1,59% vào năm 2020 và 0,595% vào năm 2021. An. dirus có khả năng lan truyền bệnh sốt rét và chứng minh được khả năng truyền sốt rét ở sinh cảnh trong rừng. Trong đó chỉ số lan truyền sốt rét vào tháng 11/2020 là 0,125 và chỉ số lan truyền sốt rét vào tháng 12/2021 là 0,042.
Kết luận: An. dirus ưa đốt máu người và có khả năng lan truyền bệnh sốt rét và chứng minh được khả năng truyền sốt rét ở sinh cảnh trong rừng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Sốt rét, An. dirus, tính ưa thích vật chủ, vai trò truyền bệnh.
Tài liệu tham khảo
việt nam, Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh
thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 6, 2015.
[2] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Cẩm nang kỹ thuật phòng chống bệnh sốt
rét, Nhà xuất bản Y học, tr. 144 – 173, 2011.
[3] Phùng Thị Kim Huệ, Nghiên cứu thành phần loài
muỗi Anopheles, một số đặc điểm sinh học, sinh
thái, vai trò truyền bệnh của vector sốt rét, tỉ lệ
ký sinh trùng sốt rét trong cộng đồng và đề xuất
biện pháp can thiệp phù hợp ở khu vực thuỷ điện,
thuỷ lợi tỉnh Gia Lai, Luận án tiến sĩ, Viện Sốt rét
– Ký sinh trùng – côn trùng Trung ương, 2015.
[4] Vũ Việt Hưng, Nghiên cứu thành phần loài,
phân bố, tập tính, vai trò truyền sốt rét của muỗi
Anopheles và hiệu lực của kem xua, hương xua
diệt muỗi NIMPE tại huyện Đồng Xuân, tỉnh
Phú Yên, 2017-2019, Luận án tiến sĩ, Viện Sốt
rét - Ký sinh trùng - côn trùng Trung ương, 125
tr, 2020.
[5] Nguyễn Xuân Quang, Nghiên cứu muỗi
Anopheles (Diptera: Culicidate) và thử nghiệm
biện pháp phòng chống tại vườn quốc gia Chư
Mom Ray (Kon Tum), vườn quốc gia Kon Ka
Kinh (Gia Lai) và khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô
(Đắk Lắk), Luận văn tiến sĩ, Viện Sinh thái và
Tài nguyên sinh vật, 2012.
[6] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Bảng định loại muỗi Anopheles ở Việt
Nam, Nhà Xuất bản Y Học, 2008.
[7] Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung
ương, Quy trình phát hiện ký sinh trùng sốt rét
bằng kỹ thuật realtime PCR, Khoa sinh học phân
tử, 2015.
[8] WHO, Malaria entomology and vector control
guide for participants. Printed in Malta, 180
pages, 2013.
[9] Vu Duc Chinh, Gaku Masuda, Vu Viet Hung
et al., Prevalence of human and non-human
primate Plasmodium parasites in anopheline
mosquitoes: a cross-sectional epidemiological
study in Southern Vietnam, Tropical Medicine
and Health, 47:9, 2019.
[10] Ngô Kim Khuê, Thành phần loài, phân bố, đặc
điểm sinh thái và sự nhạy cảm của véc tơ sốt rét
với các hoá chất sử dụng trong phòng chống sốt
rét ở miền trung-tây nguyên (2014-2017), Luận
án tiến sĩ sinh học, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng -
Côn trùng - Trung ương, 2019.