RỐI LOẠN LO ÂU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH

Phan Minh Hoàng1, Ngô Quốc Cường2, Cao Nguyễn Hoài Thương2
1 Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ rối loạn lo âu (RLLA) và các yếu tố liên quan ở sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.


 


Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ tháng 08 - 12/2022 ở sinh viên y đa khoa năm học 2022 - 2023. Tình trạng RLLA được đo bằng thang đánh giá mức độ lo âu (State Trait Anxiety Inventory - STAI).


 


Kết quả: Nghiên cứu khảo sát được 478 sinh viên, nữ giới chiếm 56,3% và tỉ lệ sinh viên bị RLLA khá cao (44,3%). Các yếu tố có thể làm tăng khả năng bị RLLA: học lực, số anh chị em trong gia đình, áp lực học tập từ gia đình, tần suất thi cử nhiều và thường xuyên rớt/nợ môn. Yếu tố bảo vệ có thể giúp giảm RLLA: nơi ở, làm thêm, mức độ hài lòng về ngành học, cảm nhận về gia đình hạnh phúc, lịch thực tập phù hợp và hài lòng với phương pháp dạy tại trường.


Kết luận: Tỉ lệ RLLA ở SV rất cao, gia đình và nhà trường cần quan tâm và có những biện pháp hỗ trợ thích hợp cải thiện sức khỏe tinh thần và giúp sinh viên nâng cao kết quả học tập.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Trần Phan Thanh Hiếu, Cao Nguyễn Hoài
Thương, Hồ Nguyễn Anh Tuấn, Chất lượng giấc
ngủ của sinh viên trường Đại học Y khoa Phạm
Ngọc Thạch và các yếu tố liên quan, Tạp chí Y
học Việt Nam, 2022; 514(Số đặc biệt):272-279.
[2] Nguyễn Thị Vân, Mức độ lo âu của học sinh
trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh,
Tạp chí Khoa học trường Đại học Sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, 2018; 15(1):117-127.
[3] Nguyễn Thái Sang, Tỉ lệ Stress và chiến lược
ứng phó của sinh viên y học dự phòng Đại học
Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Y học
thành phố Hồ Chí Minh, 2020; 24(1):48-54.
[4] Baxter AJ, Scott KM, Vos T et al., Global
prevalence of anxiety disorders: a systematic
review and meta-regression, Psychological
medicine, 2013; 45(5):897-910.
[5] Maser B, Danilewitz M, Guérin E et al., Medical
Student Psychological Distress and Mental
Illness Relative to the General Population: A
Canadian Cross-Sectional Survey, Academic
Medicine, 2019; 94:11.
[6] Piumatti G, Motivation, Health-related lifestyles
and depression among university students: A
longitudinal analysis. Psychiatry research. 2018;
260:412-417.
[7] Quek TT, Tam WW, Tran BX et al., The global
prevalence of anxiety among medical students: a
meta-analysis. Int J Environ Res Public Health,
2019; 16(15):2735.
[8] Romo-Nava F, Tafoya SA, Gutiérrez-Soriano
J et al., The association between chronotype
and perceived academic stress to depression in
medical students. Chronobiology international.
2016; 33(10):1359-1368.
[9] Ying M, Ning Z, JinLin L et al., A systematic
review of depression and anxiety in medical
students in China, BMC Medical Education,
2019; 19:327.