CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH THALASSEMIA QUÁ TẢI SẮT TẠI VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG NĂM 2022

Nguyễn Thị Dinh1, Trần Ngọc Quế2, Phạm Thị Hòa2, Tống Quang Mạnh2, Nguyễn Thị Tuyển2, Hoàng Phương Linh2, Nguyễn Công Khẩn1
1 Trường Đại học Thăng Long
2 Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống (CLCS) của người bệnh Thalassemia quá tải sắt
đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 388 người
bệnh điều trị tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Kết quả nghiên cứu: Điểm trung bình sức khỏe thể chất 38,9±18,4; điểm trung bình sức khỏe tinh
thần 40,2±19,7; điểm trung bình chất lượng cuộc sống 39,6±17,2. CLCS ở nam (46,5±16,8) cao hơn
nữ (37,5±15,7); thành thị (46,2±16,8) cao hơn nông thôn miền núi (39,2±17,2); CLCS nhóm đối
tượng quá tải sắt mức trung bình (42,7±17,4) cao hơn mức nặng (38,2±19,2); thời gian điều trị dưới
5 năm (43,2 ± 16,5) cao hơn điều trị trên 15 năm (39,9 ± 18,1).
Kết luận: Chất lượng cuộc sống của người bệnh ở mức thấp với 39,4% người bệnh có điểm trung
bình CLCS kém và 60,6% CLCS trung bình trở lên. Có sự khác biệt về CLCS theo tuổi, giới tính, nơi
sống, tình trạng quá tải sắt và thời gian điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Weatherall DJ, The inherited diseases of
hemoglobin are an emerging global health burden.
Blood. 2010 Jun 3;115(22):4331–6. http://
dx.doi.org/10.1182/blood-2010-01-251348
PMID:20233970
[2] Nguyễn Thị Thu Hà, Bạch Quốc Khánh, Tổng
quan Thalassemia, thực trạng, nguy cơ và giải
pháp kiểm soát bệnh Thalassemia tại Việt Nam,
Tạp chí Y học Việt Nam, tập 502 – tháng 5, số
chuyên đề 2021.
[3] WHO, Rand Health Medical Outcomes Study:
36-Item Short Form Survey Scoring Instructions.
Access to https://www.rand.org/health-care/
surveys_tools/mos/36-item-short-form/scoring.
html, 2005
[4] Adam S, Quality of life outcomes in thalassemia
patients in Saudi Arabia: a cross-sectional study.
East Mediterr Health J, 25(12): pp.887–895
https://doi.org/10.26719/2019.25.12.887, 2019.
[5] Nguyễn Xuân Thái, Chất lượng cuộc sống của
bệnh nhân thalassemia điều trị tại Viện Huyết
học – Truyền máu Trung ương năm 2016 và một
số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ y tế công
cộng, Trường đại học Y tế công cộng, 2017.
[6] Mahdieh A, Majid M et al., Health-related
quality of life (HRQoL) in beta-thalassemia
major (β-TM) patients assessed by 36-item short
form health survey (SF-36): a meta-analysis.
Qual Life Res, 28(2), pp.321-334. https://doi.
org/10.1007/s11136-018-1986-1, 2019
[7] Mojtaba MSB, Elham MN, A Comparison of
Quality of Life between Adolescences with
Beta Thalassemia Major and their Healthy
Peers. International Journal of Pediatrics, 4(1),
pp.1195-1204, 2016.
[8] Maria DC, Antonis K et al., Quality of Life
in Patients with β-Thalassemia: Transfusion
Dependent Versus Non-Transfusion Dependent.
Blood, Volume 130, (S1), pp.751 – 753, 2017.
[9] Amid A, Saliba AN, Taher AT et al., Thalassaemia
in children: from quality of care to quality of life.
Arch Dis Child, 100(11), pp.1051–1057, 2015.