24. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Trần Thái Phúc1, Đỗ Mạnh Toàn2, Lê Anh Minh1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình
2 Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng đã được triển khai tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Thái Bình trong vài năm gần đây. Nghiên cứu nhằm đánh giá kết quả của phẫu thuật này.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 59 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu
thuật nội soi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ 1/2019 đến 6/2021. Ghi nhận các số liệu về tuổi,
giới, đặc điểm khối u, giai đoạn bệnh; thời gian mổ, .tai biến và biến chứng phẫu thuật; Tỷ lệ sống
còn, tỷ lệ tái phát, thời gian sống thêm sau mổ và chất lương cuộc sống sau mổ.
Kết quả nghiên cứu: 59 bệnh nhân ung thư trực tràng được phẫu thuật nội soi. Tuổi trung bình là
65,7 tuổi. Nam 44,1% và nữ 55,9%. Ung thư 1/3 trên 35,6%; 1/3 gữa 30,5%; 1/3 dưới 33,9%. Giai
đoạn I, II và III tương ứng là 3,4%; 22,0% và 74,6%. 100% ung thư biểu mô tuyến. 71,2% PT bảo
tồn cơ thắt; 28,8% PT cắt cụt trực tràng. 100% thực hiện miệng nối đại trực tràng bằng máy nối. Thời
gian mổ trung bình 199,3 phút có sự khác biết có ý nghĩa thống kê giũa 2 phương pháp mổ. Tai biến
trong mổ 1,7%. Rò miệng nối 3,3%. Thời gian theo dõi trung bình sau mổ là 17,8 tháng. Số lần đại
tiện trung bình 1 năm sau phẫu thuật là 2,6 lần/ngày. Giảm và mất chức năng tình dục 45,5%. 78,0%
chức năng tiết niệu tốt. Chức năng tự chủ hậu môn theo tiêu chuẩn Kirwan I, II và III lần lượt là 65,9;
24,4 và 9,8%. Tỷ lệ tái phát 6,8%. Tỷ lệ sống còn là 94,9%. Thời gian sống thêm không bệnh và toàn
bộ theo Kapplan Meier là 30,1 và 32,5 tháng.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thu trực tràng tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho kết
quả tốt.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Morneau M, Boulanger J, Charlebois P et
al., Laparoscopic versus open surgery for the
treatment of colorectal cancer: a literature
review and recommendations from the Comité
de l’évolution des pratiques en oncologie. Can
J Surg. 2013;56(5):297-310. doi:10.1503/
cjs.005512, 2013.
[2] Jessup JM, Goldberg RM, Asareet EA et al.,
“Colon and rectum”, AJCC (American Joint
Committee on Cancer) Cancer Staging Manual,
8th ed, Springer New York, pp. 251-274, 2017.
[3] Yang SY, Kang JH et al., Operative safety and
oncologic outcomes in rectal cancer based on
the level of inferior mesenteric artery ligation: a
stratified analysis of a large Korean cohort. Ann
Surg Treat Res.; 97(5), 254–260, 2019.
[4] Rosenberg R, Maak M, Schuster T et al., Does a
rectal cancer of the upper third behave more like
a colon or a rectal cancer?. Dis Colon Rectum.;
53(5): 761–770, 2010.
[5] Mai Đình Điểu, “Nghiên cứu ứng dụng phẫu
thuật nội soi trong điều trị ung thư trực tràng”.
Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược
Huế, 2013.
[6] Morino M, Parini U, Giraudo G et al.,
“Laparoscopic total mesorectal excision: a
consecutive series of 100 patients”. Annals of
surgery. 237 (3). 335-42, 2003.
[7] Trần Thái Phúc, “Nghiên cứu ứng dụng phẫu
thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng thấp tại
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108”. Luận án
Tiến sĩ Y học, Viện Nghiên cứu khoa học Y dược
lâm sàng 108, 2018.
[8] Miyajima N, Fukunaga M, Hasegawa H et al.,
“Results of a multicenter study of 1,057 cases of
rectal cancer treated by laparoscopic surgery”.
Surgical endoscopy. 23 (1). 113-8, 2009.
[9] Farhat W, Azzaza M, Mizouni A et al., Factors
predicting recurrence after curative resection
for rectal cancer: a 16-year study. World J Surg
Oncol.; 17(1), 173, 2019.
[10] Trần Thành Long, Đánh giá kết quả phẫu thuật
nội soi cắt đoạn trực tràng và vét hạch điều trị ung
thư biểu mô tuyến trực tràng cao tại Bệnh viện K
năm 2016 - 2018. Luận án bác sĩ chuyên khoa cấp
II, Trường đại học Y Hà Nội, 2020.
[11] Kim JH, Noh TI, Oh MM et al., “Voiding
dysfunction after total mesorectal excision
in rectal cancer”. International neurourology
journal. 15 (3). 166-71, 2011.
[12] Schmidt CE, Bestmann B, Küchler T et al.,
“Prospective evaluation of quality of life of
patients receiving either abdominoperineal
resection or sphincter-preserving procedure for
rectal cancer”. Annals of surgical oncology. 12
(2). 117-23, 2005.