23. MỨC ĐỘ LO LẮNG VỀ CÁI CHẾT CỦA SINH VIÊN ĐIỀU DƯỠNG CHÍNH QUY TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều dưỡng viên là người phải trực tiếp chăm sóc, chứng kiến bệnh nhân tử vong trong
quá trình làm việc. Mức độ lo lắng tới cái chết của bản thân cao có thể là yếu tố cản trở tới chất lượng
chăm sóc người bệnh, đặc biệt là người bệnh trong giai đoạn cuối đời của điều dưỡng viên. Mục tiêu:
Mô tả mức độ lo lắng tới cái chết của sinh viên điều dưỡng chính qui tại Trường Đại học Y Dược
Thái Nguyên năm 2022. Phương pháp nghiên cứu: Với thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, số liệu
được thu thập trong tháng 4 năm 2022 từ mẫu thuận tiện gồm 130 sinh viên điều dưỡng hệ chính quy
đang học tại Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Mức độ lo lắng tới cái chết được đánh giá bằng
bản tiếng Việt của bộ công cụ Templer Death Anxiety Scale (TDAS). Tổng điểm lo lắng theo TDAS
là 15 điểm, được chia thành các mức độ Không lo lắng (0-5 điểm), Lo lắng vừa (6-10 điểm), Rất lo
lắng (11-15 điểm).
Kết quả: Đa phần đối tượng nghiên cứu là nữ (95,4%) với độ tuổi trung bình là 20,35 ± 1,16. Hầu hết
sinh viên không có kinh nghiệm chăm sóc người nhà, nhưng lại có kinh nghiệm chăm sóc người bệnh
hấp hối trong quá trình học tập/làm việc, với tỷ lệ lần lượt là 87,7%, 94,6%. Mức độ lo lắng đến cái
chết của nhóm đối tượng nghiên cứu ở mức vừa, với điểm trung bình là 6,81 ± 2,43. Trong đó, 50%
sinh viên không có lo lắng về cái chết, 33,1% lo lắng mức độ vừa, 16,9% rất lo lắng.
Kết luận: Cần có biện pháp can thiệp để giúp sinh viên điều dưỡng vượt qua và quản lý sự lo lắng
liên quan đến cái chết, từ đó cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh cuối đời trong tương lai.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Lo lắng về cái chết, điều dưỡng, chăm sóc cuối đời.
Tài liệu tham khảo
and Reliability of Templer Death Anxiety Scale.
Thought and Behavior in Psychology, 6(21), 72-
80, 2011.
[2] Cetintas I, Kostak AM, Relationship Between
Nursing Students’ Death Anxiety and Attitudes
Toward Dying with Dignity. International Journal
of Caring Sciences. 14, 2, 1089-1097, 2021.
[3] Furer P, Walker J, Death Anxiety:
A CognitiveBehavioral Approach. Journal of Cognitive
Psychotherapy: An International Quarterly, 22, 2,
167-182, 2008.
[4] Karabağ Aydın A, Fidan H, The Effect of Nurses’
Death Anxiety on Life Satisfaction During the
COVID-19 Pandemic in Turkey. Journal of
Religion and Health, 61(1), 811-826, 2022.
[5] Khajoei R, Dehghan M, Heydarpour N et al.,
Comparison of Death Anxiety, Death Obsession,
and Humor in Nurses and Medical Emergency
Personnel in COVID-19 Pandemic. Journal of168
Emergency Nursing, Vol. 48, No. 5, Sep, 2022,
pp 559-570, 2022.
[6] Mohammadi F, Masoumi Z et al., Death anxiety,
moral courage, and resilience in nursing students
who care for COVID-19 patients: a cross-sectional
study. BMC Nursing 21:150, 2022.
[7] Nia HS, Lehto RH, Ebadi A et al., Death Anxiety
among Nurses and Health Care Professionals:
A Review Article. International Journal of
Community Based Nursing and Midwifery; 4(1):
2-10, 2016.
[8] Peters L, Cant R, Payne S et al., How Death
Anxiety Impacts Nurses’ Caring for Patients at
the End of Life: A Review of Literature. Open
Nursing Journal, 7, 14-21, 2013.
[9] Sashin M, Demirkiran F, Adana F, Nursing
Students’ Death Anxiety, Influencing Factors and
Request of Caring For Dying People. Journal of
Psychiatric Nursing;7(3):135–141, 2016.
[10] Templer D, The construction and validation of
a death anxiety scale. The Journal of general
psychology, 82, 165-177, 1970.