18. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ ĐIỆN SINH LÝ TIM NHỊP NHANH KỊCH PHÁT TRÊN THẤT Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lương Cao Sơn1, Tôn Thất Minh2, Đặng Vạn Phước1
1 Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
2 Bệnh viện Tim Tâm Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhịp nhanh kịch phát trên thất (NNKPTT) bao gồm nhịp nhanh vào lại nút nhĩ thất
(NNVLNNT), nhịp nhanh vào lại nhĩ thất (NNVLNT) và nhịp nhanh nhĩ. Đây là những rối loạn nhịp
thường gặp với biểu hiện lâm sàng đa dạng và cần thăm dò điện sinh lý trong buồng tim để xác định
cơ chế chính xác. Những dữ liệu này chưa được nghiên cứu nhiều ở người cao tuổi.
Mục tiêu: Mô tả biểu hiện lâm sàng và điện sinh lý tim NNKPTT ở người cao tuổi so sánh với nhóm
trẻ tuổi.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả theo trình tự thời gian. Gồm
107 BN ≥60 tuổi và 302 BN <60 tuổi được khảo sát điện sinh lý tim tại Bệnh viện Đại học Y dược
TP.HCM từ 1/2017 đến 12/2020.
Kết quả: 67,2% BN NNVLNNT và 32,8% NNVLNT. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là
mệt (86%), hồi hộp (82,2%) và nặng ngực (27,1%), ngất và tụt huyết áp là 4,7% và 7,5%. Đối với
NNVLNNT, người cao tuổi có độ dài chu kì cơ bản, khoảng AH, thời gian trơ hiệu quả của nút nhĩ
thất chiều xuôi, thời gian trơ của đường nhanh và đường chậm của nút nhĩ thất, điểm mất dẫn truyền
xuôi 1:1 qua nút nhĩ thất dài hơn so với nhóm trẻ. Đối với NNVLNT, độ dài chu kì nhịp nhanh và
khoảng AH ở nhóm BN ≥60 tuổi dài hơn so với nhóm BN <60 tuổi.
Kết luận: Nhịp nhanh kịch phát trên thất ở người cao tuổi có biểu hiển lâm sàng đa dạng và một số
đặc điểm điện sinh lý tim khác biệt so với người trẻ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Brugada J et al., 2019mThe Task Force for the
management of patients with supraventricular
tachycardia of the European Society of
Cardiology (ESC): Developed in collaboration
with the Association for European Paediatric and
Congenital Cardiology (AEPC). European Heart
Journal, 2020. 41(5): p. 655-720.
[2] Epstein LM et al., Radiofrequency catheter
ablation in the treatment of supraventricular
tachycardia in the elderly. J Am Coll Cardiol,
1994. 23(6): p. 1356-62.
[3] Ávila P et al., Association of age with clinical
features and ablation outcomes of paroxysmal
supraventricular tachycardias. 2022. 108(14): p.
1107-1113.
[4] Lu J et al., Multimorbidity patterns in old adults
and their associated multi-layered factors: a
cross-sectional study. BMC Geriatrics, 2021.
21(1): p. 372.
[5] Wu TJ et al., Clinical features and
electrophysiologic characteristics of accessory
atrioventricular pathways and atrioventricular
nodal reentrant tachycardia: Comparative study
between young and elderly patients. American
Heart Journal, 1993. 126(6): p. 1341-1348.
[6] Alihanoglu YI et al., Clinical and
Electrophysiological Characteristics of Typical
Atrioventricular Nodal Reentrant Tachycardia in
the Elderly–Changing of Slow Pathway Location
With Aging–. 2015: p. CJ-14-1320.
[7] Dagres N et al., Contemporary catheter ablation
of arrhythmias in geriatric patients: patient
characteristics, distribution of arrhythmias, and
outcome. Europace, 2007. 9(7): p. 477-80.
[8] Pedrinazzi C et al., Efficacy and safety
of radiofrequency catheter ablation in the
elderly. Journal of Interventional Cardiac
Electrophysiology, 2007. 19(3): p. 179-185.
[9] Rostock T et al., Efficacy and safety
of radiofrequency catheter ablation of
atrioventricular nodal reentrant tachycardia in the
elderly. J Cardiovasc Electrophysiol, 2005. 16(6):
p. 608-10.
[10] Hoffmann BA et al., Ablation of atrioventricular
nodal reentrant tachycardia in the elderly: results
from the German Ablation Registry. Heart
Rhythm, 2011. 8(7): p. 981-987.
[11] Kihel J et al., Long-term efficacy and safety of
radiofrequency ablation in elderly patients with
atrioventricular nodal re-entrant tachycardia.
Europace, 2006. 8(6): p. 416-20.
[12] Chen SA et al., Longitudinal Clinical and
Electrophysiological Assessment of Patients
With Symptomatic Wolff-Parkinson-White
Syndrome and Atrioventricular Node Reentrant
Tachycardia. Circulation, 1996. 93(11): p.
2023-2032.