16. THỰC TRẠNG NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ CỦA SẢN PHỤ SAU SINH TRONG THỜI GIAN NẰM VIỆN TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN QUỐC TẾ HẠNH PHÚC TỈNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Lê Thị Phê1, Nguyễn Trọng Hưng2, Lê Thị Thu Hà3
1 Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc
2 Viện Dinh dưỡng
3 Trường đại học Y tế Công cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả thực trạng nuôi con bằng sữa mẹ của sản phụ sau sinh trong thời gian nằm viện tại
Khoa sản Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc tỉnh Bình Dương và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích thực hiện trên 270 ca sinh thường và sinh mổ, sử
dụng bảng kiểm cho con bú sữa mẹ sớm sau sinh và cho con bú sữa mẹ trong thời gian nằm viện và
phỏng vấn để xác định các yếu tố liên quan.
Kết quả: Tỷ lệ trẻ được bú sớm trong 01 giờ đầu sau sinh đạt 86,7% và tỷ lệ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn
trong thời gian nằm viện là 57,8%. Một số yếu tố liên quan tới việc bú sớm sau sinh đó là trình độ
học vấn của bà mẹ, tiền thai, đã từng tham gia lớp tiền sản và phương pháp sinh. Một số yếu tố liên
quan tới bú mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện là đã từng tham gia lớp tiền sản và phương pháp
sinh, có sự giúp đỡ từ gia đình và cho bú đúng cách.
Kết luận: Phần lớn các bà mẹ sinh con tại Bệnh viện Quốc tế Hạnh phúc đã thực hiện cho trẻ bú sớm
sau sinh, tuy nhiên tỷ lệ người mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh đạt
không cao. Tỷ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh ở nhóm có tham gia
tập huấn tiền sản cao gấp 1,2 lần so với nhóm không được tập huấn. Tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn
thời gian nằm viện sau sinh ở nhóm sinh mổ thấp hơn so với nhóm sinh thường. Tỷ lệ cho con bú mẹ
hoàn toàn trong thời gian nằm viện sau sinh ở nhóm được gia đình giúp đỡ trong việc cho con bú cao
gấp 1,97 lần so với nhóm không được giúp đỡ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Huỳng Nam Phương, Huỳnh Văn Dũng, “Tình
trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 24 tháng tuổi và
thực hành nuôi trẻ của bà mẹ tại huyện Tam Nông
tỉnh Phú Thọ năm 2012”, Tạp chí Dinh dưỡng và
Thực phẩm, 10 (4), 116 – 123, 2012.
[2] Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Hội nghị Sản Phụ
khoa Pháp Việt, Đánh giá thực trạng chăm sóc sản
phụ và sơ sinh sau mổ lấy thai của điều dưỡng hộ
sinh tại BV Phụ sản Trung ương, 2019
[3] Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ lệ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn
trong thời gian nằm viện tại Bệnh viện quốc tế
Hạnh Phúc, Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2020.
[4] Lâm Kim Hường, Tỷ lệ bú mẹ sớm sau sinh và
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn tại thời điểm
xuất viện và các yếu tố liên quan tại bệnh viện
Phụ sản thành phố Cần Thơ, Luận văn Thạc sĩ Y
học, Chuyên ngành Nhi Khoa, Đại học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh, 87 tr, 2016.
[5] Ngô Thị Thanh Thảo, Trần Thị Hồng Thắm,
Huỳnh Thị Minh Dung và cộng sự, “Kiến thức,
thái độ và thực hành cho bú mẹ sau sinh của
các bà mẹ sinh ngã âm đạo tại Bệnh viện Hùng
Vương, thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phụ
sản, Tập 16 (số 4), 73-78, 2019.
[6] WHO, Infant and young child feeding: model
chapter for textbooks for medical students and
allied health professionals, 2009.
[7] WHO, UNICEF, Second biennial progress report
(2016–2017), 9-24, 2018.