12. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ MÔ BỆNH HỌC UNG THƯ PHỔI TẠI HÀ NỘI NĂM 2015 - 2019

Nguyễn Thị Nga1, Lê Thị Vũ Huyền2, Nguyễn Thị Thu Thủy2, Trần Thị Thanh Hương2, Phạm Tường Vân2
1 Công ty Vietstar
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm về dịch tễ và mô bệnh học bệnh ung thư phổi tại Hà Nội năm
2015 – 2019.
Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu. Số liệu ghi nhận từ 30 bệnh viện tại Hà Nội theo các nguyên
tắc tổ chức Ghi nhận ung thư quần thể do Viện Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) khuyến cáo
01/01/2015 đến 31/12/2019. Tổng số ghi nhận giai đoạn bệnh (n=966) và mô bệnh học (n=1351)
Kết quả: Bệnh phát hiện chủ yếu ở giai đoạn muộn (71,2% giai đoạn IV và 20,3% là giai đoạn III).
Tỉ lệ mắc ung thư phổi giai đoạn IV cao nhất cả khu vực nội thành và ngoại thành, tuy nhiên khu vực
nội thành (74,9 %) cao hơn ngoại thành (69,0%). Từ giai đoạn 0 đến III khu vực ngoại thành cao hơn
nội thành. Theo kết quả giải phẫu mô bệnh học, ung thư biểu mô tuyến có tỉ lệ cao nhất (60,5%) và
ở nữ cao hơn nam (79,4% với 53,7%). Ung thư phổi loại tế bào nhỏ và biểu mô vảy chủ yếu ở nam
giới (11,6% và 14,5% ) cao hơn so với nữ giới (1,1% và 5,4%).
Kết luận: Ung thư phổi được phát hiện vào giai đoạn muộn nên tỷ lệ tử vong cao, do vậy cần
tăng cường tầm soát, phát hiện sớm ung thư phổi trên đối tượng người có nguy cơ sẽ giúp lựa
chọn biện pháp can thiệp phù hợp nhằm ức chế hoạt động tế bào và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Sung H, Ferlay J, Siegel RL et al., “Global
Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates
of Incidence and Mortality Worldwide for 36
Cancers in 185 Countries”, CA Cancer J Clin.
71(3), pp. 209-249, 2021.
[2] de Groot PM, Wu CC, Carter BW et al., “The
epidemiology of lung cancer”, Transl Lung
Cancer Res. 7(3), pp. 220-233, 2018.
[3] Molina JR, Yang P, Cassivi SD, Schild SE et al.,
“Non-small cell lung cancer: epidemiology, risk
factors, treatment, and survivorship”, Mayo Clin
Proc. 83(5), pp. 584-594, 2008.
[4] Barta JA, Powell CA, Wisnivesky JP, “ Global
Epidemiology of Lung Cancer”, Ann Glob
Health. 85(1), p. 8, 2019.
[5] Bộ môn Dịch tễ học- Đại học Y Hà Nội, Giáo
trình dịch tễ học một số bệnh phổ biến.Hà Nội:
NXB Y học, 2019.
[6] World Health Organization, International
classification of diseases for oncology
(‎ICD-O)‎,3rded.,1strevision. World Health
Organization. https://apps.who.int/iris/
handle/10665/96612, 2013
[7] Lê Tuấn Anh, Nguyễn Ngọc Bảo Hoàng, “Đặc
điểm lâm sàng và điều trị của 1158 bệnh nhân
ung thư phổi tại Trung tâm ung bướu Chợ Rẫy”,
Tạp chí Y học thực hành. 878(8), pp. 20-22, 2013.
[8] Tran HTT, Nguyen S, Nguyen KK et al., “Lung
Cancer in Vietnam”, Thoractic Oncology. 16(9),
p. 1443, 2021.
[9] Sobue T, Suzuki T, Horai T et al., “Relationship
between cigarette smoking and histologic type
of lung cancer, with special reference to sex
difference”, Jpn J Clin Oncol. 18(1), pp. 3-13,
1988.
[10] Rusmaully J, Tvardik N, Martin D et al., “Risk of
lung cancer among women in relation to lifetime
history of tobacco smoking: a population-based
case-control study in France (the WELCA
study)”, BMC Cancer. 21(1), p. 711, 2021.
[11] Kurahashi N, Inoue M, Liu Y et al., “ Passive
smoking and lung cancer in Japanese nonsmoking
women: a prospective study”, Int J
Cancer. 122(3), pp. 653-657, 2008.