11. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY ĐỔI CHỈ SỐ PAR (PEER ASSESSMENT RATE) SAU ĐIỀU TRỊ SAI KHỚP CẮN LOẠI II ANGLE BẰNG HỆ THỐNG MẮC CÀI MBT TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phân tích để đánh giá sự thay đổi khớp cắn là một việc rất quan trọng trong đánh giá
kết quả điều trị chỉnh hình. Có nhiều cách phân tích dựa vào đo đạc trên mẫu thạch cao trước và sau
điều trị như đo khoảng cách giữa các răng, chiều rộng cung hàm hoặc dựa theo chỉ số khớp cắn như
chỉ số DI ( Discrepancy Index ), chỉ số PAR( Peer Assessment Rate).
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thay đổi chỉ số PAR (Peer Assessment Rate) sau điều trị sai khớp cắn
loại II Angle bằng hệ thống mắc cài MBT tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 31 bệnh nhân sai khớp cắn loại
II Angle tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tiến hành điều trị chỉnh hình
sai khớp cắn loại II Angle. Đánh giá kết quả điều trị theo PAR 18 Mức độ thay đổi = PAR trước điều
trị - PAR sau điều trị.
Kết quả: Chỉ số PAR (W) trước điều trị có tổng là 32,19 ± 13,84. Trong các thành phần của chỉ số
PAR (W) thì độ cắn chìa có số điểm cao nhất 11,16 ± 8,12, độ cắn phủ có số điểm thấp nhất 2,00 ±
1,55. Chỉ số thay đổi nhiều nhất là độ cắn chìa giảm 10,65 điểm, cải thiện 93,67% điểm sau điều trị,
chen chúc vùng răng sau giảm ít nhất 0,65 điểm cải thiện 40,89%.
Kết luận: Trong các thành phần của PAR(W) sau điều trị, các thành phần khớp cắn đều có sự thay
đổi rất lớn sau điều trị, không có thành phần nào trong hệ số nào không có cải thiện chứng tỏ khớp
cắn được hoàn thiện rất tốt đảm bảo về mặt chức năng và thẩm mỹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉ số PAR, sai khớp cắn hạng II.
Tài liệu tham khảo
cắn loại II do lùi xương hàm dưới, Luận án Tiến
sĩ Y học, 2019.
[2] Booij J. Anne Marie Kuijpers-Jagtman,
Bronkhorst E, Livas C et al., Class II Division
1 malocclusion treatment with extraction of
maxillary first molars: Evaluation of treatment
and post-treatment changes by the PAR Index,
Orthod Craniofac Res. 2021;24:102–110, 2021.
[3] Deguchia T, Teraob F, Aonumac T et al., “Outcome
assessment of lingual and labial appliances
compared with cephalometric analysis, peer
assessment rating, and objective grading system
in Angle Class II extraction cases”, Angle Orthod,
85(3), pp.400-7, 2015.
[4] Liu S, Oh H, Chambers DW et al., Interpreting
weight-ings of the peer assessment rating index
and the discrepancy index across contexts on
Chinese patients. Eur J Orthod. 2018;40:157-163.
[5] Paloma González-Gil de Bernabé, José María
Montiel-Company, Vanessa Paredes-Gallardo et
al., “Orthodontic treatment stability predictors:
A retrospective longitudinal study”, The Angle
Orthodontist, 87(2), 223-229, 2016.
[6] Richmond S, Shaw WC, O’Brien KD et al., “The
development of the PAR Index (Peer Assessment
Rating): reliability and validity”, Eur J Orthod,
14(2), pp.125-39, 1992.
[7] Stalpers MJ, Booij JW, Bronkhorst
EM et al., Extraction of maxillary first
permanent molars in patients with Class
II Division 1 malocclusion. American
Journal of Orthodontics and Dentofacial
Orthopedics, 132(3), 316-323, 2007.