7. THỰC TRẠNG BỆNH TRỨNG CÁ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI HÀ NỘI NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả tỷ lệ mắc trứng cá ở học sinh trung học cơ sở và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội
năm 2022.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 1751 học sinh từ 11 – 15
tuổi đang học tại 4 trường Trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu
được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi tự điền dưới sự hướng dẫn của điều tra viên, sau đó được các bác sĩ
da liễu khám xác định tình trạng trứng cá. Phân loại mức độ nặng của bệnh trứng cá theo thang phân
độ của Karen McKoy (2008).
Kết quả: Tỷ lệ hiện mắc bệnh trứng cá ở đối tượng nghiên cứu là 21,7%, phụ thuộc nhiều vào tuổi và
giới với tỷ lệ mắc trứng cá tăng dần theo tuổi; 26,2% trẻ nữ và 17,7% trẻ nam có mụn trứng cá. Các
yếu tố nguy cơ chính của mụn trứng cá là tình trạng dậy thì (OR=2,82; 95%CI: 2,04-3,90), da dầu
và hỗn hợp thiên dầu (OR=1,90; 95% CI: 1,48-2,43). Chưa xác định được mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tiền sử gia đình, các bệnh mắc phải và thói quen ăn uống, sinh hoạt với thực trạng mắc
bệnh trứng cá.
Kết luận: Tỷ lệ mụn trứng cá ở học sinh trung học cơ sở là khá cao (21,7%). Các yếu tố như dậy thì,
da dầu và hỗn hợp thiên dầu là những yếu tố nguy cơ cao của mụn trứng cá trên học sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trứng cá, yếu tố liên quan, học sinh, trung học cơ sở, Hà Nội.
Tài liệu tham khảo
“Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm
lâm sàng bệnh trứng cá thông thường tại Bệnh
viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y
Dược Lâm Sàng, 2020, 17, pp. 30-33.
[2] Lê Thị Chi Phương, Nghiên cứu bệnh trứng cá ở
một số trường Trung học cơ sở và Trung học Phổ
thông tại Hà Nội, Luận văn chuyên khoa cấp II,
2018, Trường Đại học Y Hà Nội.
[3] Karciauskiene J, Valiukeviciene S, Gollnick H et
al., “The prevalence and risk factors of adolescent
acne among schoolchildren in Lithuania: a crosssectional study”,
J Eur Acad Dermatol Venereol,
2014, 28(6), pp. 733-40.
[4] Lynn DD, Umari T, Dunnick CA et al.,
“The epidemiology of acne vulgaris in late
adolescence”, Adolesc Health Med Ther, 2016, 7,
pp. 13-25.
[5] Ražnatović Đurović M, Janković J, Đurović M et
al., “Adolescents’ beliefs and perceptions of acne
vulgaris: A cross-sectional study in Montenegrin
schoolchildren”, PLoS One, 2021, 16(6), p.e0253421.
[6] Vos T, Flaxman AD, Naghavi M et al., “Years
lived with disability (YLDs) for 1160 sequelae of
289 diseases and injuries 1990-2010: a systematic
analysis for the Global Burden of Disease Study
2010”, Lancet, 2012, 380(9859), pp. 2163-96.
[7] Yahya H, “Acne vulgaris in Nigerian
adolescents--prevalence, severity, beliefs,
perceptions, and practices”, Int J Dermatol,
2009, 48(5), pp. 498-505.
[8] Ali F, Hasni MS, Ali SZ et al., «5. Determination
of various risk factors associated with acne
vulgaris infection in Quetta, Pakistan”, Pure and
Applied Biology (PAB), 2019, (3), pp. 1919-
1924%V 8.
[9] McCoy K, “Acne and related disorders”, The
Merk Manuals Medical Library, 2008.
[10] Seattle W, “GBD compare”, Seattle: University
of Washington, 2013.