5. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN BỆNH NHÂN HỆ NGOẠI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH, NĂM 2020

Nguyễn Đình Khải1, Trần Thị Lý2, Lê Thị Hằng3, Phạm Thế Dũng4
1 Viện Dinh dưỡng Việt Đức
2 Bệnh viện Phổi Trung ương
3 Trường Đại học Y Dược, ĐH Quốc gia Hà Nội
4 Bệnh viện đa khoa Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Trong vài thập kỷ gần đây, tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh đã trở
thành mối lo ngại hàng đầu trong lĩnh vực y tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam
Mục tiêu: Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân hệ ngoại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh
Thái Bình năm 2020.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.
Kết quả: 100% người bệnh sử dụng kháng sinh điều trị sau phẫu thuật. Không có người bệnh nào
sử dụng theo phác đồ kháng sinh dự phòng. 32,4% người bệnh có chỉ định làm kháng sinh đồ. Nhóm
kháng sinh sử dụng nhiều nhất là nhóm beta – lactam trong đó chủ yếu là Cephalosporin thế hệ 3
chiếm tỷ lệ 87,4%, tiếp đến là nhóm 5-nitro-imidazol với tỷ lệ là 46,9%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] European Medicines Agency, Antinicrobial
resistance, http://www.ema.europa.eu/ema/
index.jsp?curl=pages/special_topics/gen eral /
general_content_000439.jsp&mid=WC0b01
ac0580a7815d, Retrieved 20/08/2017
[2] Nguyễn Văn Kính, Phân tích thực trạng sử dụng
kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam. Global
Antibiotic Resistance Partnership, 3-4, 2010.
[3] Trường Đại học Dược Hà Nội, Dược lý học, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, 2004.
[4] Hà Thị Thúy Hằng, Phân tích tình hình sử dụng
kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng tại
khoa Ngoại Bệnh viện đại học Y Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ Dược học, Trường Đại học Dược, Hà
Nội, 2014.
[5] Sartelli M, Catene F, Ansaloni L et al.,
Complicated intra- abdominal infections in
Europe: preliminary data from the first three
months of the CIAO study. World Journal of
Emergency Surgery, 1, pg. 7-15, 2012.
[6] Martin PBC, Thomachot L – Nguyễn Kim Lộc
dịch, Liệu pháp kháng sinh dự phòng phẫu thuật –
Kháng sinh trị liệu trong thực hành lâm sàng, Nhà
xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 330-341, 2004.
[7] CDC Guideline, Guideline for Prevention of
Surgical Site Infection, American Journal of
Infection Control, 27(2), pg. 247-260, 1999.
[8] Nguyễn Quốc Anh, Nghiên cứu một số yếu
tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện
Bạch Mai, Luận án tiến sỹ Y học, Hà Nội, tr.
40-56, 2008.