22. PHÂN TÍCH CÁC TÁC NHÂN VI SINH TRÊN TRẺ MẮC VIÊM PHỔI TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2021

Bùi Thị Xuân1, Nguyễn Thành Nam2, Phạm Văn Đếm1
1 Trường ĐH Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm phổi là bệnh có tỷ lệ tử vong đứng đầu nhóm bệnh truyền nhiễm. Việc xác định căn nguyên gây
bệnh giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn và hạn chế kháng kháng sinh. Mục tiêu: Xác định được tác
nhân vi sinh gây bệnh viêm phổi ở trẻ em tại Khoa Nhi – Bệnh viện Bạch Mai năm 2021. Đối tượng
và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu trên toàn bộ bệnh án điều trị viêm phổi nội trú tại Khoa Nhi
– Bệnh viện Bạch Mai, độ tuổi từ 0 tháng tuổi đến 15 tuổi, có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán xác định là
viêm phổi và có thực hiện xét nghiệm vi sinh mẫu bệnh phẩm dịch tỵ hầu thỏa mãn tiêu chuẩn lựa
chọn và loại trừ. Kết quả: Qua kết quả nghiên cứu 208 bệnh án viêm phổi đạt các tiêu chuẩn tiếp cận
tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai năm 2021 cho thấy tỷ lệ phát hiện căn nguyên vi sinh là 50,8%,
trong đó căn nguyên vi khuẩn chiếm 44,0%; đồng nhiễm từ 2 vi khuẩn trở lên chiếm 6,7%. Không
phát hiện thấy căn nguyên virus và nấm. Trong số căn nguyên vi khuẩn có 83,0% là vi khuẩn điển
hình, nhóm vi khuẩn không điển hình chiếm 3,0%. Nhóm vi khuẩn thường gặp nhất là H. influenzae
(51,9%), S. pneumoniae (24,6%) và M. catarrhalis (8,2%). Kết luận: Nguyên nhân chính gây viêm
phổi ở trẻ em là vi sinh mà trong đó chủ yếu là vi khuẩn điển hình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Hạnh Lê Thị Hồng, Hoa Lê Thị, Bộ Nguyễn Duy,
“Nghiên cứu căn nguyên vi khuẩn và tình trạng
kháng kháng sinh của trẻ em viêm phổi từ 1 tháng
đến 15 tuổi tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, Tạp
chí Y học thực hành. 2016. Vol 11, pp. 2-5
[2] Hoài Đỗ Ngọc, “Nghiên cứu sự nhạy cảm với
kháng sinh của một số chủng vi khuẩn gây viêm
đường hô hấp cấp ở trẻ em dưới 6 tuổi tại Bệnh
viện Nhi Thanh Hóa 2009-2014”, Tạp chí Nghiên
cứu và Thực hành Nhi khoa. 2020. Vol 4(3), p.
192
[3] Tráng Lê Văn, “Nghiên cứu căn nguyên gây bệnh
và yếu tố nguy cơ ở trẻ bị viêm phổi kéo dài trên
2 tuần tại Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Thanh
Hóa”, Tạp chí Nghiên cứu và thực hành nhi khoa.
2020. Vol 1, pp. 58-64.
[4] Tuấn Đào Minh, “Nghiên cứu thực trạng khám và
điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tại Khoa hô hấp
Bệnh viện Nhi Trung ương trong năm 2010”, Y
học Thực hành. 2011. Vol 4, p. 760.
[5] Johansson Niclas, “Etiology of communityacquired
pneumonia: increased microbiological
yield with new diagnostic methods”, Clinical
infectious diseases. 2010. Vol 50(2), pp. 202-209.
[6] McAllister DA, “Global, regional, and national
estimates of pneumonia morbidity and mortality
in children younger than 5 years between 2000
and 2015: a systematic analysis”, The Lancet
Global Health. 2019. Vol 7(1), pp. e47-e57.
[7] Rodrigues CMC, Groves H, “Communityacquired
pneumonia in children: the challenges
of microbiological diagnosis”, Journal of clinical
microbiology. 2018. Vol 56(3), pp. e01318-17.
[8] Sader HS, “Geographical and temporal variation
in the frequency and antimicrobial susceptibility
of bacteria isolated from patients hospitalized
with bacterial pneumonia: results from 20 years
of the SENTRY Antimicrobial Surveillance
Program (1997–2016)”, Journal of Antimicrobial
Chemotherapy. 2019. Vol 74(6), pp. 1595-1606.
[9] Seema J, “Community-acquired pneumonia
requiring hospitalization among US children”,
New England Journal of Medicine. 2015.Vol
372(9), pp. 835-845, 2015.
[10] Shin EJ, “The changes of prevalence and
etiology of pediatric pneumonia from National
Emergency Department Information System in
Korea, between 2007 and 2014”, Korean journal
of pediatrics. 2018. Vol 61(9), p. 291.