21. SỰ THAY ĐỔI MÔ CỨNG VÀ MÔ MỀM SAU ĐIỀU TRỊ SAI KHỚP CẮN LOẠI II ANGLE BẰNG HỆ THỐNG MẮC CÀI MBT TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Phân tích phim sọ nghiêng đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, lập kế hoạch điều
trị. Các số đo trên phim được sử dụng để phân loại sai khớp cắn và để so sánh sự thay đổi sau điều trị.
Mục tiêu: Đánh giá kết quả thay đổi mô cứng và mô mềm sau điều trị sai khớp cắn loại II Angle bằng
hệ thống mắc cài MBT tại khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 31 bệnh nhân sai khớp cắn loại II
Angle tại khoa Răng Hàm Mặt trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tiến hành điều trị chỉnh hình sai
khớp cắn loại II Angle. Đánh giá sự thay đổi của xương, răng, mô mềm trên phim sọ nghiêng, tất cả
các phim X-quang sẽ được phân tích bằng phần mềm chuyên dụng có bản quyền V-ceph 6.0. So sánh
các chỉ số trên phim trước và sau điều trị.
Kết quả: Chỉ số của góc SNA, ANB, OP-SN, SN- GoGn thay đổi sau điều trị, có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Sự thay đổi góc SNB à sau điều trị không có ý nghĩa thống kê. Sự thay đổi các số đo về
răng là có ý nghĩa thống kê (p<0,05). So với đường thẩm mỹ S, độ nhô môi trên và môi dưới đều
giảm lần lượt là 1,10 ± 0,72mm và 0,68 ±1,06mm.
Kết luận: Sau điều trị các chỉ số về xương chỉ thay đổi ít nhưng các chỉ số về răng và mô mềm thay
đồi gần về giá trị trung bình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phim sọ nghiêng, sai khớp cắn hạng II mô mềm, mô xương.
Tài liệu tham khảo
thái, chỉ số đầu-mặt ở một nhóm người Việt độ
tuổi từ 18-25 có khớp cắn bình thường và khuôn
mặt hài hòa, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường đại
học Y Hà Nội, 2017.
[2] Võ Thị Thúy Hồng, Nghiên cứu hiệu quả điều trị
vẩu hàm trên sai khớp cắn loại II có sử dụng
neo chặn Microimplant, Luận án Tiến sĩ Y học,
Trường Đại học Y Hà Nội, 2012.
[3] Lê Nguyên Lâm, Nghiên cứu sựu phát triển cấu
trúc sọ mặt – răng theo phân tích Ricketts ở trẻ 12
– 15 tuổi và đánh giá giá trị tiên đoán với giá trị
thực tế tại Cần Thơ, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện
Nghiên Cứu Khoa Học Y Dược Lâm Sàng 108.
[4] Đặng Thị Vỹ, Đánh giá hiệu quả điều trị sai khớp
cắn loại II do lùi xương hàm dưới, Luận án Tiến
sĩ Y học, 2019.
[5] Janson G, Mendes LM, Junqueira CH et al.,
Softtissue changes in Class II malocclusion patients
treated with extractions: a systematic review. Eur
J Orthod. 2016; 38:631-637.
[6] Kima K, Choib SH, Choic EH, “Unpredictability
of soft tissue changes after camouflage treatment
of Class II division 1 malocclusion with maximum
anterior retraction using miniscrews”, Angle
Orthod, 87(2), pp.230-238, 2017.
[7] Konstantonis D, Vasileiou D, Papageorgiou SN
et al., Soft tissue changes following extraction
vs. nonextraction orthodontic fixed appliance
treatment: a systematic review and meta-analysis.
Eur J Oral Sci. 2018;26:167-179.
[8] Paloma González-Gil de Bernabé, José María
Montiel-Company, Vanessa Paredes-Gallardo,
Jose Luis Gandía-Franco, Carlos BellotArcís (2016),
“Orthodontic treatment stability
predictors: A retrospective longitudinal study”,
The Angle Orthodontist, 87(2), 223-229.
[9] Stalpers MJ, Booij JW, Bronkhorst, E. M.,
Kuijpers-Jagtman, A. M., & Katsaros, C.
(2007). Extraction of maxillary first permanent
molars in patients with Class II Division 1
malocclusion. American Journal of Orthodontics
and Dentofacial Orthopedics, 132(3), 316-323.