20. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN PHÒNG HỘ CÁ NHÂN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG, NĂM 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Sử dụng phương tiện phòng hộ trong hoạt động y tế là một yêu cầu rất cấp thiết. Phương
tiện phòng hộ ngoài chức năng bảo vệ NVYT khi thực hành chuyên môn còn có vị trí đặc biệt quan
trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Mục tiêu: Mô tả kiến thức, thực hành sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân của nhân viên y tế
(NVYT) Bệnh viện Mắt Trung ương và phân tích một số yếu tố liên quan.
Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng.
Kết quả: Tỷ lệ NVYT có kiến thức về về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đạt 71,2%. Tỷ lệ
NVYT thực hành về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đạt trên 80%. Có 4 yếu tố liên quan đến
kiến thức sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân gồm: tuổi, vị trí công tác, thời gian công tác và trình
độ chuyên môn. 3 yếu tố liên quan đến thực hành về sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân gồm:
Giới tính, vị trí công tác và thời điểm tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Kiểm soát nhiễm khuẩn, yếu tố liên quan, nhân viên y tế.
Tài liệu tham khảo
khuẩn, Nguồn https://kcb.vn/ 27/4/2016
[2] Bộ Y tế, Tài liệu đào tạo về kiểm soát nhiễm
khuẩn, 2012.
[3] Thông tư số 16/2018/TT-BYT, ngày 20/7/2018
của Bộ Y tế quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn
trong các cơ sở y tế.
[4] Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự, “Đánh giá
thực trạng thực hành về kiểm soát nhiễm khuẩn
của học viên học tại Bệnh viện Trung ương Quân
đội 108”. Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 11, 2016.
[5] Võ Văn Tân, “Thực hành phòng ngừa chuẩn của
điều dưỡng và các yếu tố liên quan đến kiểm soát
nhiễm trùng bệnh viện”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí
Minh, Tập 15 (Phụ bản của Số 4), 214- 220, 2011
[6] Quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày 18/11/2016
của Bộ Y tế về việc ban hành Bộ tiêu chí đánh
giá chất lượng bệnh viện Việt nam, phiên bản 2.0.