TÍNH HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP CỦA DƯỢC SĨ LÂM SÀNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC GIẢM ĐAU SAU PHẪU THUẬT

Bui Dang Phuong Chi1, Bùi Đặng Minh Trí1, Bùi Tùng 1, Trần Nhật Anh2
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Đa khoa Cái Nước

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả can thiệp của dược sĩ lâm sàng trong việc sử dụng thuốc giảm đau điều trị đau sau phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát của Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 172 bệnh nhân (BN) được phẫu thuật tại khoa Ngoại Tổng quát, Bệnh viện Đa khoa Cái Nước. Kết quả: Có 38,95% bệnh nhân nghiên cứu xuất hiện các tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc giảm đau. Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật trung bình là 5,6 ± 4,0 ngày. Thời gian dùng thuốc trung bình giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm đau VAS của mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua 1, 3, 5, 7 ngày sau phẫu thuật. Trên 2 nhóm nghiên cứu, nhìn chung điểm VAS trung bình sau phẫu thuật 1 ngày là 4,2 ± 1,9 điểm và sau 7 ngày là 1,1 ± 0,8 điểm. Tăng tỷ lệ hợp lý trong lựa chọn thuốc nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 70,45%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 42,86%; liều dùng thuốc, nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 82,95%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 55,95%; tính hợp lý chung dùng thuốc, nhóm 2 có tỷ lệ hơp lý là 68,18%, cao hơn nhiều so với nhóm 1 với 46,43 %. Kết luận: Tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn thấp. Thời gian dùng thuốc trung bình giữa 2 nhóm khác biệt có ý nghĩa thống kê. Điểm đau VAS của mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần qua 1, 3, 5, 7 ngày sau phẫu thuật. Tăng tỷ lệ hợp lý trong lựa chọn thuốc, liều dùng thuốc, tính hợp lý chung điều trị đau sau phẫu thuật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thụ (2006), Sinh lý thần kinh về đau, Bài giảng Gây mê hồi sức, tập 1, Trường Đại học Y Hà Nội, Nhà xuất bản Y học: 142-151.
2. Aziza M. Hussain et al (2013). Effect of Gender on Pain Perception and Analgesic Consumption in Laparoscopic Cholecystectomy: An Observational Study. Joumal of Anaesthesiology clinical pharmacology, 29(3).
3. Welchek C.M. et al (2009). Qualitative and Quantitative Assessment of Pain, in Acute Pain Management, Editors. Cambridge University Press, 2009: 147-170.
4. Cashman J.N., Shorten G. et al (2006). Patient-Controlled Analgesia in Postoperative Pain Management. W.B. Saunders: Philadelphia: 148-153.
5. Phạm Thị Minh Đức (2003). Sinh lý đau. Chuyên đề sinh lý học: 6.
6. Woodhouse. A. et al (1996). A comparison of morphine, pethidine and fentanyl in the postsurgical patient-controlled analgesia environment. Pain, 64(1): 115-21.
7. Gan T.J et al (2014). Incidence, patient satisfaction, and perceptions of post- surgical pain: results from a us national survey. Cmxent Medical Research and Opinion, 30(1): 149-160.
8. Markus H. et al (2016). Differences in The Experience of Postoperative Pain amongst Women compared to Men after Laparoscopic Gastric Bypass Surgery: A Cohort Study. Orebro University.