9. KHẢO SÁT BIẾN THỂ GEN PAH GÂY BỆNH PHENYL XETON NIỆU BẰNG KĨ THUẬT GIẢI TRÌNH TỰ THẾ HỆ MỚI

Phan Ngọc Phú Quý1, Tăng Hùng Sang2, Giang Hoa2, Đoàn Thị Kim Phượng3, Hoàng Thu Lan3, Hoàng Thị Ngọc Lan3, Lương Thị Lan Anh3
1 Trung tâm Pháp y thành phố Hồ Chí Minh
2 Viện Di truyền Y học
3 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bệnh phenylxeton niệu (PKU) là rối loạn di truyền lặn trên nhiễm sắc thể số 12, đặc trưng bởi khiếm
khuyết enzyme phenylalanine hydroxylase (PAH) làm nồng độ phenylalanin (Phe) tăng cao trong
máu, gây độc hệ thần kinh và khuyết tật trí tuệ. Tỉ lệ hiện mắc PKU trên thế giới khoảng 1/10.000
- 20.000 trẻ sơ sinh, tuy nhiên tỉ lệ người lành mang gen bệnh PKU và phổ biến thể gây bệnh trên
người Việt Nam còn rất hạn hữu. Hiện nay, kĩ thuật giải trình tự thế hệ mới (NGS) cho phép thực hiện
giải trình tự hàng triệu phân tử ADN của nhiều bệnh nhân trong một phản ứng, nhờ vậy nâng cao hiệu
suất, năng suất , hiệu quả về chi phí và thời gian. Mục tiêu: Mô tả thực trạng người lành mang gen và
phổ biến thể gây bệnh PKU. Phương pháp: 2937 phụ nữ đến khám sức khỏe tại Trung tâm Di truyền
lâm sàng và Hệ gen - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Viện Di truyền Y học được khảo sát biến thể
trên gen PAH bằng kĩ thuật NGS. Kết quả: Có 70 người mang biến thể gây bệnh (2.4%), trong đó có
12 loại biến thể gồm: R408Q (1/2937), V388M (2/2937), P314T (2/2937), E280K (1/2937), R241fs
(1/2937), R241C (1/2937), Y206* (1/2937), Y204C (1/2937), Q172H (56/2937), H170Q (2/2937),
R111* (1/2937), L41F (1/2937). Biến thể phổ biến nhất là Q172H, có 2 biến thể hiếm là L41F và
R241fs chưa được báo cáo về tần số alen trên ClinVar và Ensembl. Kết luận: Kết quả nghiên cứu
này tạo tiền đề cho các nhà hoạch định chính sách và các chuyên gia y tế đưa ra các chiến lược phù
hợp cho các chương trình chẩn đoán trước sinh, kế hoạch tư vấn di truyền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

[1] Levy HL, Sarkissian CN, Scriver CR, Phenylalanine
ammonia lyase (PAL): From discovery to
enzyme substitution therapy for phenylketonuria.
Mol Genet Metab. 2018;124(4):223-229.
doi:10.1016/j.ymgme.2018.06.002
[2] Blau N, Genetics of Phenylketonuria: Then
and Now. Hum Mutat. 2016;37(6):508-515.
doi:10.1002/humu.22980
[3] Scriver CR, The PAH gene, phenylketonuria, and
a paradigm shift. Hum Mutat. 2007;28(9):831-
845. doi:10.1002/humu.20526
[4] Garbade SF, Shen N, Himmelreich N et al., Allelic
phenotype values: a model for genotype-based
phenotype prediction in phenylketonuria. Genet
Med Off J Am Coll Med Genet. 2019;21(3):580-
590. doi:10.1038/s41436-018-0081-x
[5] Hillert A, Anikster Y, Belanger-Quintana
A et al., The Genetic Landscape and
Epidemiology of Phenylketonuria. Am J Hum
Genet. 2020;107(2):234-250. doi:10.1016/j.
ajhg.2020.06.006
[6] Tran NH, Nguyen Thi TH, Tang HS et al., Genetic
landscape of recessive diseases in the Vietnamese
population from large-scale clinical exome
sequencing. Hum Mutat. 2021;42(10):1229-
1238. doi:10.1002/humu.24253
[7] Arbesman J, Ravichandran S, Funchain P et
al., Melanoma cases demonstrate increased
carrier frequency of phenylketonuria/
hyperphenylalanemia mutations. Pigment
Cell Melanoma Res. 2018;31(4):529-533.
doi:10.1111/pcmr.12695
[8] Shoraka HR, Haghdoost AA, Baneshi MR et al.,
Global prevalence of classic phenylketonuria
based on Neonatal Screening Program Data:
systematic review and meta-analysis. Clin
Exp Pediatr. 2020;63(2):34-43. doi:10.3345/
kjp.2019.00465
[9] Nguyen TT, Le QT, Hoang DTT et al., Massively
parallel sequencing uncovered diseaseassociated
variant spectra of glucose-6-phosphate
dehydrogenase deficiency, phenylketonuria and
galactosemia in Vietnamese pregnant women.68
Mol Genet Genomic Med. 2022;10(7):e1959.
doi:10.1002/mgg3.1959
[10] Liu N, Huang Q, Li Q et al., Spectrum of PAH
gene variants among a population of Han
Chinese patients with phenylketonuria from
northern China. BMC Med Genet. 2017;18:108.
doi:10.1186/s12881-017-0467-7
[11] Liang Y, Huang MZ, Cheng CY et al., The mutation
spectrum of the phenylalanine hydroxylase
(PAH) gene and associated haplotypes reveal
ethnic heterogeneity in the Taiwanese population.
J Hum Genet. 2014;59(3):145-152. doi:10.1038/
jhg.2013.136
[12] Hillert A, Anikster Y, Belanger-Quintana
A et al., The Genetic Landscape and
Epidemiology of Phenylketonuria. Am J Hum
Genet. 2020;107(2):234-250. doi:10.1016/j.
ajhg.2020.06.006